Bàn thảo về tự chủ và xây dựng mô hình đại học thông minh

Thứ sáu - 14/01/2022 01:59 275 0
GD&TĐ - Ngày 14/1, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Tự chủ đại học và Xây dựng mô hình đại học thông minh - Từ lý luận đến thực tiễn”.
Bàn thảo về tự chủ và xây dựng mô hình đại học thông minh

Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, có sự tham gia của đại diện Bộ GD&ĐT; lãnh đạo, quản lý đến từ Thành ủy, UBND, các sở, ban ngành của Thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Dương và các địa phương trong cả nước; các nhà quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia.

Xu thế phát triển giáo dục đại học

Tự chủ là xu thế tất yếu để thúc đẩy phát triển giáo dục đại học, là hướng đi phù hợp để mở ra cơ hội phát triển về chiều sâu của giáo dục và đào tạo bậc đại học. Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách để thực hiện tự chủ đại học.

Bàn thảo về tự chủ và xây dựng mô hình đại học thông minh - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền - Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.

Một trong những điểm đáng chú ý của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 là việc mở rộng phạm vi tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, hiện nay việc thực hiện tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại học vẫn còn nhiều rào cản và thách thức cần giải quyết.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0, phát triển giáo dục thông minh là một xu hướng tất yếu.

PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền cho rằng: “Mô hình giáo dục thông minh cần sự liên kết chặt chẽ giữa “3 nhà” đó là: nhà trường – nhà quản lý – nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo, không ngừng làm gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động trong nền kinh tế tri thức”.

Còn theo PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Thủ Dầu Một: Mô hình giáo dục thông minh 4.0 cũng góp phần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên; tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa giáo dục đại học với sản xuất; gắn kết cùng các nỗ lực phát triển kinh tế khu vực và địa phương… Đồng thời, giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc, mọi nơi, giúp người học có thể cá nhân hóa và hoàn toàn chủ động quyết định nội dung, phương thức học tập theo nhu cầu của bản thân.

Bàn thảo về tự chủ và xây dựng mô hình đại học thông minh - Ảnh minh hoạ 3

PGS. TS Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch hội đồng trường - Trường Đại học Thủ Dầu Một (Ảnh chụp màn hình)

Cùng đó, giáo dục thông minh cũng giúp thay đổi tư duy cũng như cách tiếp cận đối với mô hình đại học theo hướng: nhà trường không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội. Không gian “nhà trường” không còn giới hạn trong các bức tường của giảng đường, lớp học hay phòng thí nghiệm, mà được mở rộng kết hợp với doanh nghiệp và thị trường lao động để trở thành “hệ sinh thái giáo dục”.

Do vậy, tự chủ đại học, đặc biệt là tự chủ đối với các trường đại học địa phương hiện nay, với tính cập nhật của xu hương giáo dục thông minh, xây dựng mô hình đại học thông minh trong thời đại 4.0 trở thành một xu thế và mang tính cấp thiết.

Bàn thảo về tự chủ và xây dựng mô hình đại học thông minh - Ảnh minh hoạ 4
Quang cảnh Hội thảo tại điểm cầu Trường Đại học Thủ Dầu Một. (Ảnh chụp màn hình)

Luận bàn về tự chủ đại học

Tham dự Hội thảo, các đại biểu đã nêu tổng quan các vấn đề quản trị đại học trong bối cảnh tự chủ; thực trạng, kinh nghiệm, mô hình quản trị đại học tại các trường đại học nói chung và tại các trường đại học địa phương nói riêng.

Một số ý kiến đã làm rõ vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý có thẩm quyền trong lộ trình tự chủ đại học của các trường đại học địa phương; vai trò của Hội đồng trường, các góc nhìn khác nhau về thể chế, cơ chế thực hiện tự chủ đại học; trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt, về vấn đề tài chính, sở hữu của các trường đại học địa phương trong thực hiện tự chủ.

Theo PGS.TS. Trần Mai Ước, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh: Tự chủ về tài chính không có nghĩa là các trường phải tự lo về tài chính. Nhà nước vẫn có trách nhiệm đầu tư tài chính cho các trường công nhưng tăng cường quyền tự quyết của trường về tài chính trên cơ sở những quy định khung. Về bản chất, đó là sự chủ động về việc đảm bảo các nguồn lực bên trong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.

Cũng theo PGS.TS. Trần Mai Ước: Mục tiêu của tự chủ tài chính (hay khoán tài chính) là nhằm thực hiện việc quản lý các trường đại học tốt hơn cơ chế quản lý trước đây. Mặt khác, việc đảm bảo các nguyên tắc khoản mục chi tiêu phải được công khai hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, chi tiêu tiết kiệm, góp phần đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức của trường.

Với những sự chủ động như vậy, các trường đại học vừa đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong lâu dài vừa thúc đẩy sự cạnh tranh năng động và lành mạnh trong toàn bộ hệ thống nhằm nâng cao sự đóng góp của hệ thống giáo dục đại học tới sự phát triển của quốc gia đặc biệt là sự phát triển trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và cạnh tranh toàn cầu.

Bàn thảo về tự chủ và xây dựng mô hình đại học thông minh - Ảnh minh hoạ 5
TS. Đỗ Hồng Cường, Chủ tịch Hội đồng trường - Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.

Xây dựng mô hình đại học thông minh

Trong khuôn khổ Hội thảo, các chuyên gia và báo cáo viên cũng đã chia sẻ quan điểm về xu hướng giáo dục thông minh, mô hình đại học thông minh trên thế giới. Các nguồn lực cần thiết để xây dựng đại học thông minh gồm nhiều yếu tố như: công nghệ, chương trình, phương pháp, nguồn nhân lực...

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai xây dựng “hệ sinh thái giáo dục thông minh” trên nền tảng công nghệ số ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, TS. Đỗ Hồng Cường, Chủ tịch Hội đồng trường cho biết: Đây chính là việc mở rộng môi trường học tập cổ điển theo trường lớp ra môi trường rộng lớn hơn với tập hợp các hệ thống lí luận, phương pháp học tập, triển khai học tập nhờ sự kết nối với Internet.

Đặc điểm mô hình này là công tác giáo dục tương tác chủ yếu trực tuyến thông qua công nghệ mạng, công nghệ đa phương tiện và kỹ thuật truyền thông. Cấu trúc hệ sinh thái giáo dục thông minh của Nhà trường gồm 5 yếu tố: Hệ thống chủ thể giáo dục (bao gồm toàn bộ nhân sự tham gia vào quá trình giáo dục); Hệ thống nội dung giáo dục (chương trình đào tạo, tham khảo, liên hệ)… Hệ thống công nghệ giáo dục; Hệ thống bối cảnh giáo dục; Văn hóa, chiến lược giáo dục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2197 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại937,525
  • Tổng lượt truy cập49,263,208
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944