Bất cập trong quản lý Nhà nước về giáo dục: Biến dạng phân cấp quản lý

Thứ tư - 06/03/2019 23:02 1.219 0

Bất cập trong quản lý Nhà nước về giáo dục: Biến dạng phân cấp quản lý

GD&TĐ - Sau khi có sự thay đổi trong phân cấp quản lý, ngành GD không còn nắm thông tin tuyển dụng. Có những nơi, ngành GD thậm chí không được tham mưu, không có sự phối hợp giữa các ngành nội vụ và GD. Đây là một trong những lý do của tình trạng việc tuyển dụng không sát với thực tế, tạo ra nghịch lý thừa - thiếu cục bộ như vừa qua tại một số địa phương.

Ngành “gác cửa” trong tuyển dụng và bổ nhiệm

Ông Nguyễn Lâm - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) nhận xét: Trước đây, khi tuyển dụng GV, Phòng GD&ĐT xin ý kiến của UBND quận về việc tuyển dụng, sau khi có quyết định phê duyệt của Ủy ban, Phòng tổ chức thi tuyển, thông báo kết quả. Nhưng hiện nay, Phòng GD&ĐT không còn tham gia mà chỉ đánh giá hồ sơ của ứng viên do Phòng Nội vụ chuyển qua xem có đạt các tiêu chí hay không.

Đồng tình với quan điểm này, bà Trần Thị Thúy Hà – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) cho biết, trước đây, Phòng Nội vụ chỉ làm về con số, thống nhất có bao nhiêu chỉ tiêu tuyển dụng với ngành GD.

 

Việc bổ nhiệm trưởng, phó các Phòng GD&ĐT là do Chủ tịch UBND quận, huyện bổ nhiệm, “nhưng cứ có việc gì ở địa phương thì lại kêu giám đốc Sở ra truy

Ông Hà Quốc Thanh

“Ngành GD nắm rõ trường này thiếu bao nhiêu chỉ tiêu, ở môn học nào, trường nào thừa GV để điều tiết. Có khi Phòng GD&ĐT còn phải cùng với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng lại thời khóa biểu cho phù hợp, như tránh trường hợp làm công tác chuyên môn quá ít do kiêm nhiệm nhiều; nếu GV đã làm tổ trưởng thì không làm công tác chủ nhiệm do được miễn đến 7 tiết; như vậy số tiết thực dạy quá ít. Rồi có trường sẽ chỉ thiếu GV dạy 8 tiết thể dục nhưng có trường khác thiếu 12 tiết thì không thể mỗi trường tuyển thêm một GV, cũng không thể để GV dạy tăng thay vì số tiền thanh toán dạy vượt giờ cho GV sẽ cao hơn rất nhiều so với tuyển một người mới. Trong trường hợp này, tuyển một GV thể dục đảm nhận dạy cả 2 trường thì sẽ hợp lý” - bà Hà đưa ví dụ, đồng thời nêu rõ rằng, từ khi công tác nhân sự thuộc về ngành Nội vụ, có những địa phương, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thậm chí không biết sự biến động trong đội ngũ vì “ai nghỉ hưu hay nhận quyết định phân công công tác cũng đều qua Phòng Nội vụ. Phòng GD&ĐT không còn là nơi quản lý nhân sự của ngành mình mà chỉ đơn thuần là nơi phụ trách về công tác chuyên môn”.

Ông Nguyễn Lâm cho rằng, đang có sự “lệch” nhau giữa Nghị định 115/2010/NĐ-CP về Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về GD và Thông tư liên tịch số 11/2015 giữa Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT. Theo đó, ở Thông tư liên tịch số 11/2015, một số vị trí, đầu việc của Phòng GD&ĐT đã không còn nữa, không giống như khoản 4, điều 9 về trách nhiệm của Phòng GD&ĐT của Nghị định 115 quy định Phòng GD&ĐT “chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp GD của các cơ sở GD trực thuộc theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở GD trực thuộc sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý GD trên địa bàn huyện”.

Theo đề xuất của ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam thì việc phân cấp quản lý giữa các cấp học trong hệ thống GD phải sửa đổi làm sao để khi trở thành Luật rồi thì quản lý chung phải thuộc về ngành GD: Từ con người, tài chính, các vấn đề bổ nhiệm, đề bạt phải do ngành GD chủ trì. “Phân cấp quản lý là cần thiết nhưng phải làm sao đó để ngành GD phải là cơ quan quản lý” - ông Quốc nhấn mạnh.

Bất cập trong quản lý Nhà nước về giáo dục: Biến dạng phân cấp quản lý - Ảnh minh hoạ 2
Nguồn nhân lực trong ngành GD phụ thuộc nhiều vào sự “phán xét” của ngành khác 

“Trăm dâu đổ đầu tằm”

Bà Trần Thị Thúy Hà phân tích: “Các trường từ mầm non đến THCS trước đây do Phòng GD&ĐT quản lý, nhưng theo Quyết định 710 thì các trường buộc phải thay đổi con dấu, thay vì Phòng GD&ĐT ở trên thì giờ đổi lại UBND quận ở trên và tên trường ở dưới. Việc thay đổi con dấu đã dẫn đến hàng loạt thay đổi trong công tác quản lý”.

Theo bà Hà, các trường có vai trò ngang như các phòng, ban của Ủy ban. Về mặt con người, từ cán bộ quản lý, GV, nhân viên ngành GD đều do Phòng Nội vụ quản lý. “Thế nên đơn thư giờ hầu như Phòng GD&ĐT không phải là nơi nhận nữa mà gửi về Phòng Nội Vụ. Rồi Công đoàn các trường bây giờ sinh hoạt chung với Công đoàn của các công ty, doanh nghiệp nhưng chuyên môn khác nhau nên cũng rất khó khăn. Tại một số quận, huyện, công tác thi đua của các trường cũng đưa về Phòng Nội vụ nên rất chậm. Về tài chính, dù theo Thông tư 11 thì Phòng GD&ĐT vẫn là đơn vị lập dự toán; nhưng đó chỉ là về mặt hình thức. Còn do quan điểm các trường trực thuộc UBND quận/huyện nên họ quản lý hết mặt tài chính” – bà Thúy Hà nêu dẫn chứng.

Từ đây, bà Trần Thị Thúy Hà đặt vấn đề: “Nhiều người cứ nghĩ là Phòng GD&ĐT không quản lý nhân sự mà chỉ quản lý về mặt chuyên môn. Nhưng làm chuyên môn thì cũng là do con người làm chứ. Vậy khi anh tuyển dụng GV mà không ổn thì trách nhiệm có phải thuộc về Phòng GD&ĐT hay không? Trên thực tế lâu nay, mặc dù chỉ được giao làm công tác chuyên môn nhưng khi xảy ra “sự cố” như dạy thêm trái phép, bạo hành HS, chất lượng GV kém… thì ngành GD-ĐT là nơi “đứng mũi chịu sào”.

Cũng đã có không ít hiệu trưởng ở các trường mầm non “than trời” vì GV nói mà trẻ không hiểu được, vì cô giáo nói giọng địa phương quá nặng. “Mình chỉ biết tiếp nhận GV thôi, đúng theo kiểu cho gì nhận đó, chuyên môn và đạo đức của GV tốt thì mình được nhờ; nếu không nữa BGH và tổ chuyên môn phải mất một quá trình bồi dưỡng, rèn luyện chứ đâu có quyền từ chối không tiếp nhận” - hiệu trưởng một trường mầm non tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng tâm sự.

Ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cũng cho rằng, việc phân cấp trong quản lý GD trên thực tế đã có sự biến dạng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ đạo và nâng cao chất lượng GD. Ông Hà Thanh Quốc cũng đã chia sẻ câu chuyện ông từng tổ chức một buổi gặp mặt các trưởng, phó trưởng phòng các Phòng GD&ĐT quận/huyện trên địa bàn tỉnh chỉ để biết mặt vì “làm Giám đốc Sở mà không biết lãnh đạo Phòng GD&ĐT các địa phương mới được bổ nhiệm”.

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập377
  • Hôm nay44,761
  • Tháng hiện tại895,107
  • Tổng lượt truy cập49,220,790
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944