Bắt nhịp dạy, học ngay khi trở lại lớp

Thứ hai - 04/05/2020 08:01 259 0
GD&TD - Sáng 4/5, nhiều tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long cho học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19. Theo ghi nhận, việc dạy, học được bắt nhịp ngay buổi học đầu tiên.
Bắt nhịp dạy, học ngay khi trở lại lớp

Vừa dạy học, vừa chống dịch

Đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách… là những lưu ý được nhắc đến nhiều nhất trong buổi đầu tiên học sinh trở lại trường vào sáng 4/5. Nhiều trường học đích thân hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ra cổng trường đón học sinh sau thời gian phải nghỉ học dài ngày.

Bắt nhịp dạy, học ngay khi trở lại lớp - Ảnh minh hoạ 2
Kiểm tra thân nhiệt tại Trường THPT Châu Văn Liêm (Cần Thơ).

Không khí trở lại trường sáng nay rất phấn khởi, thầy trò đều háo hức trở lại nhịp học tập. Theo thầy Trương Thế Bảo - Hiệu trưởng Trường THCS An Khánh, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), dù tinh thần chủ động nhưng không được chủ quan, ngoài việc đảm bảo các công tác phòng dịch như kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, giãn cách học sinh… Trường cũng chủ động giờ ra chơi, ra về cho các lớp lệch nhau 5 - 10 phút để đảm bảo công tác phòng dịch.

Thực hiện nhiệm vụ “vừa dạy học, vừa chống dịch”, cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường cũng vất vả hơn. Khâu đón tiếp học sinh, phân luồng, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn mất khá nhiều thời gian. Tuy vất vả nhưng vì an toàn cho giáo viên, học sinh nên các khâu  nhà trường đều tiến hành cẩn trọng.

Bắt nhịp dạy, học ngay khi trở lại lớp - Ảnh minh hoạ 3
HS Trường THPT Châu Văn Liêm (Cần Thơ) vui chơi trước giờ vào lớp.

Theo cô Tôn Nữ Bích Trúc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng), trường tổ chức đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn cho các em trước khi vào lớp. Trước cửa mỗi lớp nhà trường đều trang bị nước rửa tay sát khuẩn để các em sử dụng sau mỗi giờ học. Đồng thời mua khẩu trang y tế phát tận lớp cho những em nào không có hoặc quên mang vào trường. Đảm bảo 100% học sinh trong lớp đều đeo khẩu trang...

Gặp khó khi giãn cách HS

Nhiều trường học gặp khó khăn trong việc thực hiện giãn cách học sinh và còn thiếu thiết bị đo thân nhiệt. Bên cạnh đó nhiều trường học thiếu phòng học, thiếu giáo viên nên việc chia nhỏ lớp học, dạy 2 ca/ngày cũng gặp khó.

Bắt nhịp dạy, học ngay khi trở lại lớp - Ảnh minh hoạ 4
Việc giãn cách HS gặp khó vì nhiều trường học có sĩ số HS đông. Trong ảnh là HS Trường THCS Lê Hồng Phong, TP Sóc Trăng.

Như ở tỉnh Sóc Trăng,  theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các đơn vị bố trí việc thực hiện giảm, giãn cách số lượng học sinh trong từng lớp phù hợp tùy theo điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất của nhà trường.

Cụ thể, đối với những trường đủ điều kiện, thống nhất chia nhỏ số lượng học sinh (1/2 học sáng, 1/2 học chiều) đảm bảo giảm, giãn cách 1m/1 học sinh trong phòng học. Những trường không đủ điều kiện để giảm, giãn cách học sinh cả 2 buổi sáng/chiều thì bố trí khoảng cách bàn ghế giữa các học sinh không gần nhau, không ngồi đối mặt nhau. Căn cứ vào số lượng học sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để bố trí lệch giờ học, giờ ra chơi, tan học… đảm bảo không tập trung quá đông cùng một lúc.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện nội dung này ở đa số các trường là khó khả thi. Hầu hết các trường đều chọn phương án thứ 2 là “những trường không đủ điều kiện để giảm, giãn cách học sinh cả 2 buổi sáng/chiều thì bố trí khoảng cách bàn ghế giữa các học sinh không gần nhau, không ngồi đối mặt nhau” và tất cả các phòng học, sĩ số học sinh vẫn giữ nguyên như khi chưa có dịch.

Bắt nhịp dạy, học ngay khi trở lại lớp - Ảnh minh hoạ 5
Kẹt xe vì xếp hàng đo thân nhiệt tại một trường học ở Sóc Trăng.

Tại một số địa phương, việc đo thân nhiệt ở một số trường cũng gặp khó (nhất là trường khối THPT) bởi các trường đông học sinh, đa số các em đi học bằng xe gắn máy, nên khi kiểm tra thân nhiệt xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, học sinh chờ đợi lâu.

Một số trường có đông học sinh, số học sinh hơn 40 em/lớp, diện tích phòng học không đủ để bố trí giãn cách 1 - 1,5m. Nếu thực hiện đúng thì phải chia lớp học thành 2 ca, học lệch giờ nhưng áp lực lại đè nặng lên giáo viên khi họ phải dạy gấp đôi thời gian quy định.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:364

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay19,799
  • Tháng hiện tại870,145
  • Tổng lượt truy cập49,195,828
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944