Chuẩn là căn cứ quan trọng để nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo

Thứ sáu - 30/11/2018 01:21 385 0
GD&TĐ - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là bộ công cụ quan trọng, đo năng lực để xác định nhu cầu bồi dưỡng thực sự của đội ngũ, đồng thời là căn cứ quan trọng để xây dựng các chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
Chuẩn là căn cứ quan trọng để nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo

Đó là một trong nhiều nội dung được chia sẻ tại buổi Tập huấn triển khai Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tại Hải Phòng.

Sử dụng chuẩn không phải để đánh giá thi đua

Tại buổi tập huấn, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, đại diện nhóm nghiên cứu, xây dựng chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông giải thích rõ, “điều quan trọng là cách tiếp cận và sử dụng chuẩn sao cho đúng tinh thần và mục tiêu của chuẩn”.

Theo bà Huyền, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành nhằm giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên/hiệu trưởng trong phát triển chuyên môn, nghiệp vụ/công tác quản lý nhà trường chứ không phải để đánh giá thi đua hay loại những người không đạt chuẩn.

Mục tiêu là tìm ra những năng lực còn thiếu/yếu, cần bồi dưỡng để mỗi GV, CBQLCSGDPT tự tìm hiểu, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực bản thân. Nguyên tắc tiếp cận, những điểm mới của hai chuẩn vừa ban hành chính là ở điểm này, chứ không phải để đánh giá thi đua. Điểm khác biệt cơ bản nhất của chuẩn mới so với những lần trước chính là ở chỗ đó.

Từ việc đánh giá thực trạng đội ngũ theo chuẩn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương sẽ tạo cơ hội phát triển cho đội ngũ bằng một mạng lưới học tập mà Chương trình ETEP đang triển khai với nguồn học liệu mở, trên nền tảng công nghệ thông tin.

Chuẩn là căn cứ quan trọng để nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo - Ảnh minh hoạ 2Hình ảnh tại buổi tập huấn

Chương trình ETEP đang xây dựng hệ thống quản lý, bồi dưỡng trực tuyến (LMS-TEMIS) và chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho GV, CBQLCSGDPT được kết nối với hệ thống LMS-TEMIS, hình thành mạng lưới hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc, với quan điểm: bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ.

Mạng lưới này có sự tham gia của 8 trường Đại học Sư phạm/Học viện Quản lý Giáo dục, kết hợp với 63 tỉnh thành trong cả nước. Mỗi địa phương sẽ xây dựng một mạng lưới GV, CBQLCSGDPT cốt cán. Mỗi cụm từ 6-7 trường có 1 cán bộ quản lý cốt cán.

Mỗi trường có một giáo viên cốt cán. Mạng lưới này với sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu ở 8 trường Đại học Sư phạm/Học viện Quản lý Giáo dục, hỗ trợ liên tục cho các thầy cô bằng hệ thống bồi dưỡng qua mạng internet. Bất kỳ hiệu trưởng/giáo viên nào đặt câu hỏi sẽ có những người trong mạng lưới sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ.

Chuẩn là căn cứ quan trọng để phát triển các chương trình bồi dưỡng thường xuyên

Các chuyên gia Đặng Thị Thanh Huyền, Tôn Quang Cường đều cho rằng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là bộ công cụ quan trọng, đo năng lực để xác định nhu cầu bồi dưỡng thực sự của đội ngũ, đồng thời là căn cứ quan trọng để xây dựng các chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

Soi vào chuẩn, GV/CBQLCSGDPT tự thấy mình cần tăng cường năng lực nào, học nội dung gì, đăng ký các khoá học cụ thể nào trong các chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV và CBQLGD được Bộ GD&ĐT ban hành.

Từ góc độ đó, có thể nói Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là một trong những giải pháp để phát triển chất lượng đội ngũ nhà giáo, khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1002 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2324 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2199 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập436
  • Hôm nay55,792
  • Tháng hiện tại965,384
  • Tổng lượt truy cập49,291,067
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944