Chuyên gia góp ý về tự chủ đại học

Thứ tư - 25/07/2018 06:14 413 0
GD&TĐ - Sáng nay (25/7), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tọa đàm, xin ý kiến chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học với nội dung tự chủ đại học. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng dự, tiếp thu ý kiến.
Chuyên gia góp ý về tự chủ đại học

Nhấn mạnh tự chủ đại học là nội dung trọng tâm trong lần sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này, 6 nội dung chủ yếu của tự chủ đại học đã được các chuyên gia thảo luận, cho ý kiến gồm: Khái niệm về tự chủ đại học, điều kiện đảm bảo tự chủ, nội dung tự chủ, mức độ tự chủ và lộ trình giao quyền tự chủ.

Theo đó, về khái niệm tự chủ, các ý kiến thống nhất với 3 nội dung tự chủ chính là tự chủ về học thuật; tự chủ về tổ chức nhân sự và tự chủ về tài chính, tài sản. Việc giao tự chủ phụ thuộc vào năng lực của các cơ sở giáo dục đại học và cần có điều kiện, lộ trình để phân quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.

Ngoài vấn đề trách nhiệm giải trình; thành phần, số lượng Hội đồng trường; tiêu chuẩn Chủ tịch Hội đồng trường..., các ý kiến cũng nêu ra 2 vấn đề có ý nghĩa quan trọng liên quan trực tiếp đến tự chủ là cơ chế quản lý nhà nước và sự đồng bộ của Luật với hệ thống pháp luật hiện hành, cũng như tính khả thi của Luật khi ban hành...

Chuyên gia góp ý về tự chủ đại học - Ảnh minh hoạ 2
Ông Phạm Tất Thắng  phát biểu tại tọa đàm 

Nhận định các ý kiến góp ý chất lượng, có trách nhiệm và tâm huyết, ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - đồng thời lưu ý: Vì là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học nên có những giới hạn nhất định về số điều và những vấn đề sửa đổi. Do đó, có những vấn đề sẽ bổ sung ngay, có vấn đề cơ quan quản lý sẽ cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, có vấn đề tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu...

Làm rõ hơn một số vấn đề về tự chủ đại học trong sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: Mục đích sau cùng của tự chủ là để hệ thống giáo dục đại học tốt hơn, chất lượng hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo và chủ trì thẩm tra đều khẳng định: Tinh thần là tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp để hoàn thiện Luật, thông qua tại kì họp thứ 6, đảm bảo chất lượng, khả thi, sau khi được thông qua có tác động tích cực đến giáo dục đại học trong cả nước.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2322 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay49,438
  • Tháng hiện tại899,784
  • Tổng lượt truy cập49,225,467
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944