Đào tạo phải gắn với quy hoạch phát triển của nhà trường

Thứ tư - 09/05/2018 03:31 530 0
GD&TĐ - “Nếu nhìn những chuyển biến của đất nước trong những năm trở lại đây, rõ ràng có vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực là sản phẩm của GD-ĐT” – Đó là những chia sẻ của PGS.TS Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT) khi dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đến kiểm tra tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội).
Đào tạo phải gắn với quy hoạch phát triển của nhà trường

Những minh chứng cụ thể

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, diện tích sàn trực tiếp phục vụ đào tạo của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là 108.628 m2. Với tổng quy mô thực tế năm 2017 là 23.083 sinh viên thì diện tích sàn xây dựng/sinh viên đạt 4,7 m2/SV, đáp ứng quy định tại Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT (quy định là 2,5 m2/SV).

Với tổng quy mô dự kiến năm 2018 là 24.324 SV thì diện tích sàn xây dựng/sinh viên đạt 4.46 m2/SV, đáp ứng quy định tại Thông tư số: 06/2018/TT-BGDĐT (quy định là 2,8 m2/SV).

Về tiêu chí SV/giảng viên quy đổi theo khối ngành, theo kiểm tra thực tế, hiện tại trường đang đào tạo 3 khối ngành là Khối ngành III, V và VII. Số giảng viên cơ hữu (bao gồm cả giảng viên môn chung), giảng viên thỉnh giảng sau quy đổi, cụ thể:

Tổng số giảng viên sau khi quy đổi Khối ngành III để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là 706,2 giảng viên. Với quy mô dự kiến Khối ngành III là 15.563 SV, như vậy tỉ lệ SV/giảng viên Khối ngành III đạt: 21.51 SV/giảng viên so với quy định, đội ngũ giảng viên nhà trường đáp ứng năng lực đào tạo (quy định là 25 SV/giảng viên).

Tổng số giảng viên sau khi quy đổi Khối ngành V để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là: 36,6 giảng viên. Với quy mô dự kiến Khối ngành V là: 545 SV; như vậy tỉ lệ SV/giảng viên (Khối ngành V) đạt: 14,92 SV/giảng viên so với quy định, đội ngũ giảng viên nhà trường đáp ứng năng lực đào tạo (quy định là 20 SV/giảng viên).

Tổng số giảng viên sau khi quy đổi Khối ngành VII để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là: 536,58 giảng viên. Với quy mô dự kiến Khối ngành VII là: 6975 SV; như vậy tỉ lệ SV/giảng viên (Khối ngành VII) đạt: 13,0 SV/GV so với quy định, đội ngũ giảng viên nhà trường đáp ứng năng lực đào tạo (quy định là 25 SV/giảng viên).

Đặc biệt việc khảo sát việc làm SV sau khi tốt nghiệp được nhà trường thực hiện nghiêm túc. Trường đã có nhiều cố gắng, tích cực, có giải pháp trong việc liên hệ với SV đã tốt nghiệp để lấy thông tin và đặt mục tiêu cao trong việc lấy mẫu khảo sát của 2 khóa SV (tốt nghiệp năm 2016 và 2017); đoàn đã kiểm tra ngẫu nhiên đối với một số cựu SV, kết quả cho thấy có minh chứng về phiếu khảo sát và kết quả trả lời của người học phù hợp với nội dung đã khảo sát.

Đẩy mạnh kiểm định các chương trình đào tạo

Phát biểu kết luận buổi làm việc, PGS.TS Mai Văn Trinh khẳng định: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong số ít trường đầu tàu của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là khối ngành kinh tế. “Nếu so với toàn hệ thống, hiện nay, tính đến thời điểm này đội ngũ cán bộ của trường có trình độ Tiến sỹ trở lên đạt 40%. So với mặt bằng chung thì nhà trường đạt gần gấp đôi” – PGS Mai Văn Trinh cho biết; đồng thời mong muốn: Trong điều kiện cụ thể của các trường ĐH, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phấn đấu theo hướng giữ vững, thậm chí giảm quy mô để tăng chất lượng, hướng tới cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng đề nghị nhà trường cần hoàn thiện dần để có cơ sở dữ liệu về các điều kiện đảm bảo chất lượng của cả hệ thống một cách chuẩn chỉnh và dễ dàng hỏi đáp, truy vấn và quan trọng nhất là phục vụ cho hệ thống công khai của nhà trường.

Trưởng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT gợi ý, công tác đào tạo sau đại học cho cán bộ, nhất là đào tạo tiến sĩ cần được nhà trường quan tâm. Theo đó, đào tạo phải gắn với quy hoạch phát triển của nhà trường. Vì thế, các khoa, phòng cần tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về chiến lược phát triển nhà trường. Nhất là hiện nay xuất hiện một số ngành mới nên chúng ta cần đón đầu xu thế.

Nhận xét về điều kiện cơ sở vật chất, ông nhận xét: Nhà trường có hệ thống giảng đường đa năng rất tốt. Vì thế nhà trường có thể nâng cao hiệu suất sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có những chia sẻ với Bộ trong một số hoạt động của ngành. PGS mong muốn, nhà trường cần tăng cường ứng dụng các phần mềm chuyên dụng vào quá trình đào tạo, chẳng hạn như: Sàn chứng khoán ảo, hệ thống kế toán...

“Nhà trường cần tập trung chỉ đạo để kiểm định một số ngành, có thể làm từng bước rồi tiến tới làm toàn bộ. Trên tinh thần ấy, nhà trường nên chọn ngành nào để kiểm định trước theo chuẩn quốc tế, ngành nào kiểm định theo chuẩn của khu vực và ngành nào được kiểm định theo chuẩn trong nước. Qua đó, từng bước tạo dựng thương hiệu chuẩn cho nhà trường” – PGS Mai Văn Trinh đặt vấn đề.

Tác giả bài viết: Nhóm PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập364
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại932,892
  • Tổng lượt truy cập49,258,575
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944