Đất cho trường học: Cần giải pháp tổng thể

Thứ ba - 15/09/2020 23:46 270 0
GD&TĐ - Theo các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, quy hoạch mạng lưới trường lớp ở địa phương vẫn còn một số bất cập, đặc biệt là thành phố lớn. Giải quyết bài toán này, cần có giải pháp tổng thể, với chính sách vĩ mô và tầm nhìn xa, trông rộng.
Đất cho trường học: Cần giải pháp tổng thể

Bất cập trong tổ chức thực hiện 

Theo đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn Trà Vinh) – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh, công bằng mà nói, Đảng và Nhà nước, nhân dân đã huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, phần lớn là kinh phí dành cho cơ sở vật chất. Sau khi thống nhất đất nước, mạng lưới trường lớp từ tranh tre, vách nứa tạm bợ và chỉ có ở trung tâm huyện, tỉnh nay đã được kiên cố hoá hoàn toàn và phủ khắp làng bản thôn ấp, đủ các cấp học từ mầm non, đến phổ thông, đại học.

Tuy nhiên, việc quy hoạch mạng lưới trường lớp còn nhiều bất cập. Do nguồn lực về kinh phí, chúng ta mới xây phòng học nhưng chưa xây trường. Khi có lớp, có phòng, mãi sau mới xây nhà vệ sinh và hàng rào... Mặt khác, dân số lại dịch chuyển theo nhu cầu phát triển kinh tế, người dân đổ về các trung tâm, thành phố lớn hoặc các khu kinh tế. Theo đó, nhu cầu về nhà ở tăng cao, kéo theo là “bùng nổ” về nhu cầu trường lớp, sĩ số lớp học tăng lên 50 - 60 em. Vô hình trung, chúng ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Và khi nhìn ra vấn đề đã muộn so với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho rằng: Nên đánh giá thực trạng và nhu cầu theo vùng. Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp cần có tầm nhìn ít nhất 20 năm để đầu tư hiệu quả. Muốn làm được phải có tâm, tầm, trách nhiệm và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Quá trình thực hiện cần bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, hiệu quả; đồng thời chú trọng xu hướng phát triển về công nghệ, phù hợp với điều kiện của đất nước. Ngoài ra, cũng tính đến yếu tố già hóa dân số, đa dạng hóa loại hình dạy - học và các yếu tố khác...

Ở góc nhìn khác, đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu quan điểm: Bất cập không phải từ quy hoạch mạng lưới trường lớp mà chủ yếu là khâu tổ chức thực hiện. Thực tế này đòi hỏi các sở, ban, ngành và địa phương, nhất là một số thành phố lớn cần xác định rõ mục tiêu để có giải pháp tổ chức hiệu quả. 

Theo đó, mạng lưới trường học ở một số thành phố lớn, phải đủ phục vụ học sinh học và hoạt động 2 buổi/ngày tại trường đối với trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Mặt khác, phát triển các trường học có tổ chức bán trú và giảm sĩ số học sinh bình quân trên lớp. 

Ngoài ra, các trường học bảo đảm yêu cầu về cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước; mặt bằng trường học được mở rộng, cải tạo và xây dựng mới phải đạt chuẩn quốc gia, có môi trường sư phạm thân thiện và cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Phấn đấu để trường chuyên, trường chất lượng cao, trường trọng điểm có cơ sở vật chất tương đương với trường trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với đó, sở, ban, ngành và địa phương, nhất là một số thành phố lớn cần xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể với từng cấp học và theo chức năng, nhiệm vụ của mình; từ đó triển khai thực hiện đúng quy hoạch nhằm đạt được các chỉ tiêu cụ thể đã được thành phố phê duyệt. 

Đất cho trường học: Cần giải pháp tổng thể - Ảnh minh hoạ 2
Quy hoạch mạng lưới trường học còn nhiều bất cập. Ảnh: Thiên Thanh

Công khai Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà đề xuất: Sở GD&ĐT của một số thành phố lớn cần công bố công khai Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học. Chủ trì phối hợp với sở, ngành, quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan, tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án đầu tư phù hợp; đồng thời đề ra giải pháp đồng bộ nhằm phát huy tối đa nguồn lực đầu tư phát triển quy hoạch mạng lưới trường học. 

Mặc khác, nghiên cứu và đề xuất kiến nghị với thành phố ban hành cơ chế, chính sách phù hợp quy định của Nhà nước để thực hiện quy hoạch. Thực hiện đổi mới tổ chức quản lý và cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước; chủ động khai thác tiềm năng, nguồn lực để thực hiện tốt mục tiêu phát triển và định hướng của quy hoạch. 

Bên cạnh đó, cần theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, định kỳ tổ chức đánh giá và đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của một số thành phố lớn và cả nước. Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với sở GD&ĐT trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

“Đặc biệt, việc chịu trách nhiệm thi hành quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học phải là Chánh Văn phòng UBND Thành phố, giám đốc các Sở: GD&ĐT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh - Xã hội, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị có liên quan, các tổ chức, cá nhân liên quan” – Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nhấn mạnh.

Theo ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, cần ưu tiên nguồn vốn và lồng ghép nguồn vốn đầu tư trong việc thực hiện quy hoạch trường lớp. Đặc biệt, cần có ngân sách riêng đầu tư cho cơ sở vật chất. Không thể coi đầu tư cho giáo dục đã có tỷ trọng cao, mà không quan tâm đầu tư cho cơ sở vật chất, vì ngân sách Nhà nước cho giáo dục chủ yếu chi cho con người. Ngoài ra, có thể lồng ghép các nguồn vốn như: Nhà nước, chương trình kiên cố hóa, xã hội hóa, các dự án và địa phương để đầu tư cơ sở vật chất trường lớp. Tuy nhiên, cần tránh dàn trải, nhỏ lẻ, không tạo thành sức mạnh, nguồn lực lớn để thực hiện quy hoạch mạng lới trường lớp.

Cần đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp bảo đảm cơ cấu hợp lý theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các địa phương, nhất là một số thành phố lớn. Mỗi địa phương cần xác định và bố trí quỹ đất dành cho trường học theo cơ cấu và các loại hình đào tạo. - Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1002 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2324 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2199 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập434
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm433
  • Hôm nay54,342
  • Tháng hiện tại963,934
  • Tổng lượt truy cập49,289,617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944