Dạy học phát triển năng lực: Chìa khóa của đổi mới giáo dục

Thứ năm - 30/09/2021 20:14 735 0
GD&TĐ - Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học là cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học phát triển năng lực: Chìa khóa của đổi mới giáo dục

Đặc biệt khi triển khai Chương trình GDPT 2018, vấn đề này được xem như “mắt xích” không thể thiếu để tiến tới thành công.

Từng bước tiệm cận

Thầy Nguyễn Mạnh Tú - giáo viên môn Vật lý, Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) - chia sẻ: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được giáo viên từng bước tiệm cận và triển khai trong trường THPT.

Ví như ở môn Vật lý, việc dạy học của thầy Tú sẽ chuyển sang tăng cường thực nghiệm để học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tế, từ đó củng cố kiến thức chắc chắn và sinh động.

Theo thầy Nguyễn Mạnh Tú, học sinh bên cạnh học lý thuyết cần biết vận dụng và giải quyết các bài toán thực tế. Giáo viên nếu chỉ đơn giản giải bài tập trên lớp, học sinh học thuộc lý thuyết, định nghĩa như trước sẽ không thể phát triển năng lực bản thân, hoặc có chỉ phát triển năng lực ở góc độ hẹp. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, thầy Tú còn tăng cường, khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực.

Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh nên việc kiểm tra, đánh giá cũng cần linh hoạt điều chỉnh theo hướng này. Thầy Tú cho rằng, giáo viên có thể đánh giá trên yêu cầu mục tiêu sản phẩm sau khi học sinh hoàn thành. Kiểm tra học sinh đã đạt được mục tiêu đưa ra hay chưa để điều chỉnh. Hoặc yêu cầu học sinh lên phương án sản phẩm ở giai đoạn nào đó rồi kiểm tra, góp ý… Việc kiểm tra không nên nặng nề về trình bày lý thuyết trên giấy và theo cách thức hàn lâm.

Cho rằng dạy học phát triển năng lực giúp học sinh được trải nghiệm nhiều, vận dụng kiến thức có được để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Đặc biệt, tới đây, trường đẩy mạnh giáo dục STEM, học sinh càng có thêm cơ hội để thực hành, làm việc nhóm, tự đánh giá và cùng nhau phát triển năng lực. Điều này đòi hỏi phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học.

Cô Hoàng Thanh Huyền – giáo viên môn Hóa Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Bảo Thắng - Lào Cai) - nhấn mạnh: Giáo viên chỉ là người định hướng, tư vấn chứ không như trước đây cô nói gì trò nghe và chép nấy. Giáo viên tổ chức các hoạt động học phù hợp với từng môn, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, nghiên cứu.

Nhìn từ hành trình dạy học môn Tin học của mình, cô Đinh Thị Gửi - Trường PTDTBT THCS Khau Vai (Mù Cang Chải – Yên Bái) chia sẻ: Khối 6 đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Cụ thể, với môn Tin học lớp 6, để phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên sẽ sử dụng máy chiếu vào bài giảng, ngoài ra còn tăng cường hình ảnh minh họa. Từ hình ảnh minh họa, tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên sẽ chốt kiến thức, đúng sai...

“Tuyệt đối sẽ không “khống chế” học sinh trong quá trình tìm hiểu, trao đổi, phát biểu. Giáo viên chấp nhận cả những phát biểu chưa đúng, chưa chính xác. Trên cơ sở đó tiếp tục trao đổi, nhận xét và bổ sung cho học sinh. Như vậy, học sinh sẽ không bị gò ép theo hướng của giáo viên, được tự do suy nghĩ, sáng tạo… Giáo viên chỉ là “chốt chặn” cuối cùng về kiến thức...” - cô Đinh Thị Gửi trao đổi.

Từ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Thúy - Trường THCS Lương Yên (Hai Bà Trưng - Hà Nội) cho biết: Với môn Ngữ văn, trước đây, chủ yếu dạy theo cách cho học sinh ghi nhớ nội dung tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời… Học sinh chỉ biết mỗi nội dung, nghệ thuật, cái hay của tác phẩm đã học, nhưng khi chuyển sang tác phẩm khác sẽ bị động và không biết cách phân tích, cảm thụ…

Cô Nguyễn Thị Thúy cũng cho rằng, thay đổi trong phương pháp dạy học đồng nghĩa phải thay đổi kiểm tra, đánh giá. “Hiện nay, thông qua bài giảng, giáo viên đã hình thành cho học sinh năng lực đọc hiểu, cảm thụ bất cứ tác phẩm hay đơn vị kiến thức nào. Như vậy, giáo viên có thể kiểm tra những năng lực này ở học sinh. Tránh tình trạng học sinh học vẹt, hình thành năng lực để khám phá văn bản không theo cách mình dạy”, cô Thúy bày tỏ.

Dạy học phát triển năng lực: Chìa khóa của đổi mới giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Phát huy sự chủ động, tương tác trao đổi của học sinh trong dạy học. Ảnh tư liệu của Đức Trí

Giờ học… mở

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, “năng lực” người học mà đổi mới giáo dục hướng tới là những năng lực cần có ở mỗi người để đi vào cuộc sống chứ không phải những con người chỉ có mớ kiến thức, thiếu tự tin, không dám hành động. Vì vậy, người thầy phải có sự đổi mới phương pháp dạy học để học sinh bộc lộ tối đa năng lực bản thân.

Hơn thế, để dạy và tạo năng lực cá nhân cho học sinh thông qua các bộ môn khoa học, người thầy phải biết chuyển hóa từ cách dạy chữ, từ cách chúng ta muốn học sinh “biết cái gì” sang cách dạy để các em có đủ năng lực phẩm chất và “làm được cái gì”. Muốn vậy, giáo viên phải được huấn luyện kĩ hơn về các phương pháp đổi mới dạy học như dạy nêu vấn đề, dạy theo nhóm, dự án…

Giáo viên phải tiếp thu cách dạy theo cảm nhận, trải nghiệm sáng tạo của phương pháp dạy giá trị sống, kĩ năng sống. Giờ dạy các bộ môn không thể là giờ đọc chép hay “nhìn chép”, nó phải thiết thực, sôi động như chính cuộc sống. Đó là những giờ dạy thật sự “mở”.

Theo thầy Nguyễn Mạnh Tú, tiếp cận ban đầu, giáo viên sẽ bỡ ngỡ nhưng quá trình tập huấn, bồi dưỡng sẽ thấm dần và biết cách kiểm tra đánh giá học sinh cụ thể, ý nghĩa hơn trong thực tiễn.

Cô Hoàng Thanh Huyền cũng khẳng định: “Cái được rõ nhất khi giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực đó là giảm áp lực học tập cho học sinh. Tuy nhiên thực tế còn những khó khăn nhất định khi triển khai như: Giáo viên chưa hiểu đúng vấn đề nên không lượng hóa được phần đánh giá dẫn tới đánh giá theo cảm tính; Yêu cầu đưa ra chưa sát với thực tiễn khiến học sinh khó hoàn thành các nội dung thầy cô giao…

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giúp học sinh biết dùng năng lực để giải quyết bài học, tự đánh giá được năng lực bản thân, biết mình trau dồi kiến thức nào. Thậm chí học sinh có thể tự khám phá ra điều mới mẻ vượt ngoài điều thầy cô dạy. Dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực đặc biệt cần thiết và hỗ trợ tích cực trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018. - Cô Nguyễn Thị Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập342
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại919,631
  • Tổng lượt truy cập49,245,314
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944