ĐBQH: Tự chủ giúp trường ĐH phát triển theo chiều hướng sáng tạo

Thứ sáu - 09/11/2018 01:43 483 0
GD&TĐ - Một trong những chính sách được đại biểu Quốc hội quan tâm nhất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học là vấn đề tự chủ. Theo các đại biểu, tự chủ là xu thế tất yếu và rất cần có hàng lang pháp lý để các trường đại học phát huy tính tự chủ của mình.
ĐBQH: Tự chủ giúp trường ĐH phát triển theo chiều hướng sáng tạo

Theo đại biểu Dương Minh Tuấn – đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, có 3 nội dung về tự chủ đại học đó là: Tự chủ học thuật, tự chủ tài chính và tự chủ nhân sự.

Nhà trường cần nhất là tự chủ tài chính. Đại biểu cho rằng, trong 3 nội dung về tự chủ, thì tự chủ học thuật là mục tiêu phát triển còn tự chủ tài chính là động lực phát triển và tự chủ nhân sự là nền tảng phát triển của nhà trường.

“Tự chủ không có nghĩa là buông để các trường tự bơi, mà nhà nước có đầu tư rồi rút ra dần dần, giống như bầu sữa mẹ, tùy theo thể trạng của từng đứa con mà cho cai sữa, từ từ rút ra một phần hoặc coi thể trạng để tiếp tục đầu tư” - đại biểu Dương Minh Tuấn, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn giải.

ĐBQH: Tự chủ giúp trường ĐH phát triển theo chiều hướng sáng tạo - Ảnh minh hoạ 2
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Tuấn - đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu

Còn theo đại biểu Đặng Thị Phương Thảo – đoàn Nam Định, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cua Luật Giáo dục đại học đã giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Đây là vấn đề quan trọng, được quy định cụ thể tại Điều 32.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước phát triển trên thế giới, tự chủ đại học sẽ giúp phát triển nhà trường theo chiều hướng sáng tạo, tăng tính cạnh tranh, huy động được sự đóng góp của cộng đồng xã hội; sử dụng đảm bảo nguồn lực, tránh trì trệ, dựa dẫm vào nhà nước.

“Những quy định về tự chủ đại học trong dự thảo tôi nhận thấy cũng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Do đó, tôi hoàn toàn ủng hộ với chủ trương này” – đại biểu Đặng Thị Phương Thảo nhấn mạnh.

ĐBQH: Tự chủ giúp trường ĐH phát triển theo chiều hướng sáng tạo - Ảnh minh hoạ 3
 Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo - đoàn Nam Định

Về vấn đề này ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: dự thảo luật đề cập đến vấn đề tự chủ, trong đó có tự chủ về chuyên môn, tổ chức nhân sự và tài chính, tài sản. Đây là sự thay đổi rất lớn trong nhận thức, chúng ta phải quyết tâm tạo ra được sự chuyển đổi này.

Bên cạnh việc chúng ta tăng tự chủ thật sự cho trường đại học thì chúng ta cũng cần tôn trọng tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Chúng ta cần tạo một hành lang pháp lý để cho các trường có thể phát triển tốt nhất quyền tự chủ của mình.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập424
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm423
  • Hôm nay57,677
  • Tháng hiện tại908,023
  • Tổng lượt truy cập49,233,706
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944