Điểm đến của các trường đại học phải là chất lượng đào tạo

Thứ tư - 17/07/2019 19:01 327 0

Điểm đến của các trường đại học phải là chất lượng đào tạo

GD&TĐ - Điểm đến của các trường đại học không phải là tuyển sinh cũng không phải là quá trình đào tạo. Điểm đến phải là sản phẩm đầu ra như chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và phải là chất lượng đào tạo theo đúng nhu cầu xã hội, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sáng 17/7.

Căn cơ và bài bản phải là các điều kiện đảm bảo chất lượng

Theo ông Mai Văn Trinh, tuyển sinh là một chỉ số, quá trình đào tạo là một chỉ số nhưng quan trọng nhất, căn cơ và bài bản phải là các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Thứ nhất hiện nay, đại đa số các cơ sở giáo dục đại học đã hình thành bộ phận tổ chức đảm bảo chất lượng bên trong. Nhưng cơ chế hoạt động, tầm nhìn và cách tiếp cận còn rất khác biệt.

Còn nói về kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo, ông Mai Văn Trinh cho hay: Hiện nay, chúng ta mới có tất cả 144 chương trình đào tạo trong số hàng nghìn chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Trong đó có 16 chương trình đạt tiêu chuẩn chương trình kiểm định chất lượng trong nước và còn lại là đạt tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế.

“Thực tế, những cơ sở nào chăm lo tạo điều kiện hoạt động cho hệ thống này thì chất lượng đào tạo sẽ tốt. Và nó thể hiện ngay trong công tác tuyển sinh cũng thuận lợi hơn” – ông Trinh nói, đồng thời cho biết:

Hiện nay, chúng ta đã có 251/ 268 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 218 đại học và 33 cao đẳng đã hoàn thành đánh giá và đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. Như vậy chúng ta vẫn còn đâu đó hai chục trường chưa làm đánh giá. Có 6 cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn của các tổ chức kiểm định quốc tế.

Điểm đến của các trường đại học phải là chất lượng đào tạo - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh họa 

Ba vấn đề cơ bản cần làm

Theo ông Trinh, sắp tới chúng ta có ba vấn đề cơ bản cần làm: Thứ nhất, vấn đề căn cốt nhất, bài bản nhất là chăm lo để phát triển hoàn thiện hệ thống đào tạo bên trong, mà thể hiện của nó rất cụ thể là các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Cùng với đó là kết hợp với một số nhóm vấn đề cơ bản: Đầu tiên phải là cơ chế quản lý; tiếp đến là đội ngũ cán bộ bao gồm: Cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy. Kế đến là cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo.

Đặc biệt, chúng ta cần quan tâm đến trách nhiệm cộng đồng và trước mắt trong mỗi cơ sở giáo dục đào tạo là trách nhiệm với mỗi sinh viên. Chúng ta đào tạo sinh viên như thế nào để sau quá trình đào tạo các em có việc làm.

Vấn đề thứ hai là phải công khai tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Mỗi cơ sở giáo dục đại học phải chịu trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm của mình với xã hội.

Vấn đề thứ ba, chúng ta phải tập trung kiểm định chất lượng. Trong thời gian tới đây, cần tập trung mạnh vào kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo.

“Chúng ta biết rất rõ: Khoản 5 Điều 33 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH là: Trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định theo quy định của Luật này.

Trường hợp không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu, cơ sở giáo dục đại học phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, bảo đảm quyền lợi cho người học, không được tiếp tục tuyển sinh ngành đào tạo đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng” – ông Mai Văn Trinh dẫn giải.

Cũng theo ông Mai Văn Trinh, đối với cơ sở giáo dục đào tạo, nếu không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thì không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Đây là vấn đề hết sức căn cốt và cốt lõi. Đề nghị các trường sẽ vận hành theo kế hoạch để thực hiện điều này.

“Tôi nghĩ rằng, tất cả những việc tôi đã nói ở trên phải gắn với trách nhiệm giải trình và công khai trước xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện công tác thanh kiểm tra. Tới đây chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện cơ sở dữ liệu số về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, trên cơ sở đó để quản lý cho tốt” – ông Mai Văn Trinh nói.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập449
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm442
  • Hôm nay89,746
  • Tháng hiện tại999,338
  • Tổng lượt truy cập49,325,021
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944