Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2020: Hướng tới chuẩn chất lượng đầu ra

Thứ năm - 06/02/2020 20:22 361 0
GD&TĐ - Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mặc dù có nhiều điểm mới nhưng về cơ bản dự thảo Quy chế...
Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2020: Hướng tới chuẩn chất lượng đầu ra

Tích hợp các nội dung của công tác tuyển sinh

PGS Nguyễn Phong Điền phân tích: Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non 2020 có sự tích hợp các nội dung của công tác tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2... Việc này nhằm bảo đảm mặt bằng chất lượng tuyển sinh trong cùng trình độ; đồng thời, dễ tra cứu, áp dụng pháp luật. Đây là điểm mới và quan trọng của dự thảo Quy chế tuyển sinh năm nay. Trước đây, Quy chế tuyển sinh chỉ áp dụng cho loại hình đào tạo chính quy.

Vì thế việc tích hợp như trên là hợp lý, bởi theo kế hoạch, tháng 3 tới Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư liên quan đến nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Theo đó, trên văn bằng sẽ không ghi loại hình đào tạo mà chỉ bổ sung ghi vào phần phụ lục. Hơn nữa, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, sẽ không phân biệt loại hình đào tạo. “Mục đích chúng ta hướng tới là, dù đào tạo chính quy hay tại chức đều có chất lượng chuẩn đầu ra như nhau. Do đó, tôi cho rằng, dự thảo Quy chế tuyển sinh lần này đã thể hiện rõ tinh thần trên nên mới tích hợp các nội dung của công tác tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2...” - PGS Nguyễn Phong Điền trao đổi.

Phát huy quyền tự chủ của các trường

Cũng theo PGS Nguyễn Phong Điền, dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2020 cơ bản giữ ổn định như năm 2019, chỉ sửa đổi, bổ sung những gì còn bất cập, vướng mắc của năm trước. Dự thảo cũng quy định, các trường chỉ được dùng tối đa 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành và có sửa đổi (bổ sung phần trách nhiệm của địa phương, trong đó có trách nhiệm của UBND tỉnh, sở GD&ĐT và trách nhiệm của điểm thu nhận hồ sơ).

Tức là ngoài phần trách nhiệm và hỗ trợ của Bộ GD&ĐT về quản lý cơ sở dữ liệu thi, nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh, có thêm phần trách nhiệm của UBND tỉnh, sở GD&ĐT trong việc hỗ trợ thí sinh ghi đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và kiểm tra giám sát các phần dữ liệu có liên quan đến ưu tiên khu vực cho chuẩn xác. Tránh tình trạng các em trúng tuyển vào trường rồi mới phát hiện sai sót, khi đó ảnh hưởng rất lớn đến thí sinh.

Cho rằng, dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020 không có tác động nhiều đến các cơ sở giáo dục đại học nhưng các trường sẽ phải làm việc nhiều hơn, PGS Nguyễn Phong Điền trao đổi: Tháng 3/2020, các trường phải xây dựng đề án tuyển sinh. Đề án này sẽ có nhiều thông tin và dữ liệu hơn so với năm 2019. Cụ thể, các trường phải xác định cả phương thức tuyển sinh đối với các loại hình đào tạo: Chính quy, hệ vừa học vừa làm, văn bằng 2…

Một điểm đáng chú ý nữa đó là, dự thảo Quy chế tuyển sinh năm nay đã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Các trường sẽ tự xác định phương thức tuyển sinh trên cơ sở các quy định của Quy chế tuyển sinh. Chẳng hạn, các trường có thể tổ chức thi tuyển, xét tuyển hay xét tuyển căn cứ hoàn toàn vào kết quả thi THPT quốc gia, hoặc một phần dựa vào kỳ thi của trường, một phần dựa vào học bạ của thí sinh… Trên tinh thần ấy, các trường phải công khai trong đề án tuyển sinh. Ngoài ra, trong đề án sẽ cung cấp tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm trong vòng 12 tháng.

Liên quan đến ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe, sư phạm, PGS Nguyễn Phong Điền cho biết: Có một số ý kiến cho rằng, khối sư phạm nghệ thuật, thể dục thể thao chú trọng đến năng khiếu của người học hơn vấn đề học vấn. Vì thế, nếu quy định “điểm sàn” và các điều kiện quá cao sẽ khó để có thể tuyển được người có năng khiếu tốt. Vì vậy, đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung này để có quyết định hợp lý nhất.

Đối với các trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, cần đề cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm tính khách quan, nghiêm minh, chất lượng của kỳ thi. Tránh tình trạng hợp thức hóa đầu vào bằng cách tổ chức một kỳ thi lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng.
                                                                  PGS Nguyễn Phong Điền 

Sỹ Điền

Tác giả bài viết: Sỹ Điền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm437
  • Hôm nay92,711
  • Tháng hiện tại1,002,303
  • Tổng lượt truy cập49,327,986
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944