Hội thảo thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp

Thứ bảy - 22/09/2018 20:32 458 0
GD&TĐ - Ngày 22/9, ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức “Hội thảo thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp” nhằm phát triển năng lực người học để tạo ra những đóng góp quan trọng vào thực tế nghề nghiệp thông qua nghiên cứu khoa học.
Hội thảo thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp

Hội thảo là dịp để các đại biểu và các chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi chia sẻ ý kiến đóng góp cho ĐH Quốc gia TPHCM  hoàn thiện đề án trước khi thí điểm chương trình đào tạo.

Báo cáo tham luận tại Hội thảo, PGS.TS Vũ Phan Tú – Trưởng Ban Sau đại học – ĐH Quốc gia TPHCM chia sẻ : ĐH Quốc gia TPHCM đang nghiên cứu để triển khai thí điểm chương trình đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp (Professional Doctorate - PD), đáp ứng nhu cầu đa dạng của nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp, trường học, đơn vị quản lý.

Hội thảo thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Vũ Phan Tú – Trưởng Ban Sau đại học – ĐH Quốc gia TPHCM báo cáo tham luận tại hội thảo

Đây là loại chương trình đào tạo đã khá phổ biến trên thế giới nhưng chưa được triển khai tại Việt Nam. Bước đầu, ĐH Quốc gia TPHCM sẽ nghiên cứu áp dụng cho ngành Quản trị kinh doanh (Doctor of Business Administration - DBA) và ngành Quản lý giáo dục (Doctor of Education - EdD).

Theo Hội đồng Giáo dục ĐH Anh, chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng là chương trình học tập và nghiên cứu bậc cao, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn của trường ĐH để nhận bằng tiến sĩ, vừa đáp ứng các nhu cầu cụ thể về nghề nghiệp, phát triển năng lực cá nhân để làm việc trong môi trường nghề nghiệp cụ thể.

Chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng đầu tiên được xây dựng tại ĐH Toronto, Canada, vào năm 1894 về lĩnh vực giáo dục: Doctor of Education, EdD. Hiện nay, theo ước tính sơ bộ có hơn 1000 chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp tại các trường ĐH trên thế giới và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Sự phát triển của các chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nhằm mở rộng khả năng làm việc của người học tiến sĩ ra ngoài môi trường học thuật.

Các chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực người học để tạo ra những đóng góp quan trọng vào thực tế nghề nghiệp thông qua nghiên cứu khoa học.

Các chương trình này hướng vào đối tượng người học là những người làm việc thực tế, có kinh nghiệm chuyên môn, có nhu cầu phát triển nghề nghiệp. Đề tài nghiên cứu trong các chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng liên quan trực tiếp đến thực tế nghề nghiệp của người học, bắt nguồn từ lĩnh vực nghề nghiệp.

Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp mới cho tri thức mà còn tác động trực tiếp đến thực tế nghề nghiệp, chính sách. So với chương trình tiến sĩ 'truyền thống', chương trình tiến sĩ định hướng ứng dụng có thể bao gồm nhiều môn học hơn, chủ yếu học tập qua kinh nghiệm và trải nghiệm...

Tại hội thảo PGS-TS Nguyễn Minh Kiều, Trường ĐH Mở TPHCM cho biết: ông từng theo học chương trình tiến sĩ ứng dụng và tốt nghiệp tại Úc 20 năm trước. Ông Kiều cho biết bản thân ông được phong chức danh PGS năm 2010, cho đến giờ đã hướng dẫn cho không dưới 300 thạc sĩ, khoảng 5 tiến sĩ và từng chấm gần 100 luận văn tiến sĩ.

Hội thảo thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp - Ảnh minh hoạ 3
 PGS.TS Nguyễn Minh Kiều chia sẻ tại hội thảo

PGS-TS Nguyễn Minh Kiều cho rằng giữa 2 chương trình này có sự khác nhau về đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên không nên hiểu tiến sĩ nghiên cứu có thời gian đào tạo dài hơn thì cấp độ cao hơn. Bởi tiến sĩ ứng dụng là những người có kinh nghiệm và giữ vị trí lãnh đạo, thời gian phải ngắn hơn chương trình truyền thống tuyển cả những người vừa tốt nghiệp ĐH...

GS.TS Chen-Sheng Yang, ĐH Quốc gia Chi Nan -Đài Loan cho biết khóa học tiến sĩ ứng dụng nên có tỷ lệ thực hành cao hơn lý thuyết. Giảng viên tham gia giảng dạy phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn để ứng dụng trong giảng dạy. Ngoài ra, nên có ý kiến của các chuyên gia trong thiết lập chương trình đào tạo và nên thực hiện trong thời gian 5 năm...

TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết theo khung trình độ quốc gia Việt Nam hiện nay thì đào tạo tiến sĩ được đặt ở luồng theo định hướng nghiên cứu. Tuy nhiên nếu đời sống kinh tế xã hội có yêu cầu lực lượng lao động trình độ cao trong lĩnh vực ứng dụng thì cần có chương trình đào tạo phù hợp.

TS Phụng cho biết: rất hoan nghênh việc ĐH Quốc gia TPHCM là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện đề án này...

Đồng thời TS Nguyễn Thị Kim Phụng nêu ra 10 vấn đề ĐH Quốc gia TPHCM cần phải lưu ý giải quyết rõ khi thực hiện chương trình này. Cụ thể gồm xác định lĩnh vực đào tạo, mục tiêu, đầu vào, phương thức đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá, đội ngũ giảng dạy, khả năng liên thông, sự công nhận văn bằng với các nước khác…

Theo TS Phụng, nhà nước chỉ đặt ra nguyên tắc và khung pháp lý nhưng các trường phải giải quyết được 10 câu hỏi trên để thuyết minh với xã hội.

TS Phụng khẳng định, thời gian đào tạo ngắn hay dài không quan trọng. Vấn đề là chất lượng đào tạo để một tiến sĩ ứng dụng phải tương đương với tiến sĩ khác.

Theo PGS.TS Vũ PhanTú cho biết: Một số khác biệt giữa tiến sĩ định hướng ứng dụng (PD) với tiến sĩ nghiên cứu/tiến sĩ hàn lâm (PhD) được tóm tắt trong bảng sau:

STT

Nội dung

Tiến sĩ nghiên cứu/tiến sĩ hàn lâm (PhD)

Tiến sĩ định hướng ứng dụng (PD)

1

Đối tượng học

Thường là những người trẻ, có kinh nghiệm học tập

Thường là những người lớn tuổi, có kinh nghiệm nghề nghiệp, chuyên môn

2

Mục đích

Nghiên cứu, tư vấn hoặc giảng dạy ở các cơ sở giáo dục

Sự phát triển chuyên môn, nghề nghiệp

3

Kỹ năng đầu ra

Khả năng tiến hành nghiên cứu, áp dụng kết quả để mở rộng kiến thức chuyên ngành

Khả năng sắp xếp, vận dụng các kết quả nghiên cứu để giải quyết vấn đề thực tế

4

Chương trình đào tạo

Thường là toàn thời gian, mang tính học thuật nhiều

Thường là bán thời gian, kết hợp học thuật với thực tế

5

Nghiên cứu

- Tạo ra, mở rộng và đóng góp vào kiến thức, lý thuyết trong lĩnh vực nghiên cứu.

- Chú trọng đến nguyên nhân,”why”.

- Mở rộng và áp dụng kiến thức, nghiên cứu cho các vấn đề đang tồn tại trong lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn.

- Chú trọng đến cách thức, “how”.                                  

Tác giả bài viết: Tiến Vượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1001 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2198 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập379
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm378
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại952,896
  • Tổng lượt truy cập49,278,579
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944