Khẩu trang y tế phòng lây nhiễm virus nCoV có phải là tấm chắn vạn năng?

Thứ năm - 06/02/2020 07:50 323 0
GD&TĐ - Đeo khẩu trang y tế, rửa tay, khử trùng môi trường làm việc, sinh hoạt được các Quốc gia khuyến cáo người dân thực hiện để tránh lây lan dịch. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên...
Khẩu trang y tế phòng lây nhiễm virus nCoV có phải là tấm chắn vạn năng?

 PV: Thưa tiến sĩ, trường hơp nào thì người dân cần đeo khẩu trang y tế để bảo vệ mình?

TS Cao Văn Dư: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân chỉ đeo khẩu trang trong các trường hợp tiếp xúc/chăm sóc người nhiễm/nghi ngờ nhiễm virus nCoV, hoặc những người có các triệu chứng như ho, khó thở, chảy nước mũi… Người khỏe mạnh, không có các triệu chứng về đường hô hấp nói trên thì chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng.

Còn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc đeo khẩu trang y tế khi không có chỉ định chỉ tạo cảm giác yên tâm “ảo” và gây ra lãng phí đối với xã hội, ô nhiễm môi trường, gây nhiễu loạn về giá của mặt hàng này trên thị trường.

Ngoài ra, việc đeo khẩu trang để yên tâm có thể khiến người dân bỏ quên những việc làm quan trọng hơn để bảo vệ sức khỏe của bản thân, như rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay/xà bông sát khuẩn, vệ sinh đồ dùng, vật dụng,…

Khẩu trang y tế phòng lây nhiễm virus nCoV có phải là tấm chắn vạn năng? - Ảnh minh hoạ 2
Thầy và trò Trường ĐH Lạc Hồng đang bào chế sản phẩm nước xịt rửa tay Nano 

PV: Vậy trong hoàn cảnh dịch bệnh do virus nCoV vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu ngừng lây lan trong cộng đồng, người dân cần làm gì để bảo vệ mình hiệu quả?

TS Cao Văn Dư:  Các cơ quan y tế đã khuyến cáo, việc phòng ngừa dịch cúm do virus nCoV gây ra cần phải được thực hiện từ chính bản thân mỗi người dân như tăng cường sức khỏe qua tập thể dục, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ,… và thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa cơ bản. Điều quan trọng là mỗi người dân phải tự biết cách bảo vệ mình từ bên trong.

PV: Trong trường hợp dịch bùng phát, mà thị trường thiếu hụt khẩu trang y tế và nước rửa tay sát trùng, người dân cần làm gì để phòng vệ?

TS Cao Văn Dư:  Đây là điều rất khó xảy ra tại Việt Nam, nhưng không phải là không có thể. Nếu có trường hợp ấy xảy ra thì người dân có thể dùng xà phòng hay các dung dịch như cồn để vệ sinh chân tay.

Thực tế, hiện nay nhiều trường ĐH đã chủ động nghiên cứu, bào chế và tạo ra nhiều sản phẩm nước rửa tay để phục vụ cộng đồng. Trường Đại học Lạc Hồng đã bào chế và cho ra đời 2 dòng sản phẩm là Nước xịt rửa tay nano bạc và Nước rửa tay khô nano bạc có công dụng sát trùng, phòng nhiễm virus để phục vụ cộng đồng là một ví dụ.

PV: Thành phần của ai sản phẩm trên gồm những gì thưa Tiến sĩ?

TS Cao Văn Dư:  Thành phần chủ yếu của các sản phẩm nói trên gồm cồn 70% có tác dụng sát khuẩn, glycerin giữ ấm da, nipagin bảo quản dung dịch đặc biệt và bổ sung nano bạc với hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng.

Nano bạc có hoạt tính kháng khuẩn rất hiệu quả, đang được xem như là giải pháp tiềm năng cho nhiều vấn đề về nhiễm khuẩn sinh học, bao gồm cả vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Nhờ vào tính chất kháng khuẩn mạnh, nano bạc đã được sử dụng nhiều trong chất phủ bề mặt, băng vết thương, trang thiết bị y tế tráng bạc, khẩu trang y tế, mặt nạ chống độc, mỹ phẩm, bổ sung chế độ ăn uống, v.v.... Việc kết hợp nano bạc với các hoạt chất sát khuẩn làm tăng khả năng diệt khuẩn của nước rửa tay khô”.

Khẩu trang y tế phòng lây nhiễm virus nCoV có phải là tấm chắn vạn năng? - Ảnh minh hoạ 3
 Sinh viên ĐH Lạc Hồng với sản phẩm  Nước xịt rửa tay Nano trong phòng thí nghiệm 

PV: Vậy khi nào thì dòng sản phẩm của trường  có thể đưa ra cộng đồng?

TS Cao Văn Dư:  Trước mắt, sản phẩm sẽ được phát miễn phí cho cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng. Sắp tới, số lượng các sản phẩm nói trên sẽ được sản xuất nhiều hơn nhằm phục vụ cho cộng đồng, góp phần giảm bớt áp lực và tâm lý lo lắng của người dân do sự khan hiếm  nước rửa tay diệt khuẩn  trên thị trường. Chúng tôi cho rằng, đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với cộng đồng, xã hội.

PV: Xin cảm ơn Tiến sĩ

Anh Tú

Tác giả bài viết: Anh Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2322 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập365
  • Hôm nay50,239
  • Tháng hiện tại900,585
  • Tổng lượt truy cập49,226,268
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944