Khối Các trường công an: Đón đầu xu hướng 4.0

Thứ hai - 28/05/2018 06:50 524 0
GD&TĐ - Theo Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm - Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, trong xu hướng hiện nay, chuyển đổi phương thức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là bước đi quan trọng để các trường đại học truyền thống tồn tại và phát triển.
Khối Các trường công an:  Đón đầu xu hướng 4.0

Các trường đại học công an nhân dân với chức năng đào tạo những cán bộ, sĩ quan phục vụ đắc lực cho công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tất yếu phải có những lộ trình phù hợp nhằm đón đầu xu hướng ấy.

Giảng đường thông minh

GS.TS Nguyễn Xuân Yêm phân tích, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực an ninh, trật tự. Các loại tội phạm sử dụng các thành tựu của cách mạng 4.0 để phạm tội ngày càng nhiều, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao, tội phạm mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, tội phạm khủng bố…

Nhiệm vụ của các trường công an nhân dân không chỉ đào tạo ra các cán bộ, sĩ quan cảnh sát “giỏi lý luận và nghiệp vụ” mà còn phải “đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay”. Theo đó, bốn trụ cột chính nhằm xây dựng “Học viện Cảnh sát nhân dân thông minh” đã được nhà trường vạch ra và dồn tổng thể nhân lực, vật lực để thực hiện.

GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cho biết, xây dựng Học viện Cảnh sát nhân dân thông minh theo mô hình Chính phủ điện tử. Theo đó, nhà trường đã hình thành hệ thống điều hành, toàn bộ các giao dịch, điều hành của nhà trường được thực hiện qua hệ thống mạng lan kết nối từ Ban Giám đốc đến các các viện nghiên cứu, khoa phòng, bộ môn, trung tâm, ban quản lý. Hệ thống camera giám sát và trung tâm điều hành điện tử đặt tại văn phòng học viện sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh.

Cùng với đó, nhà trường đã đưa vào sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý cán bộ, đảng viên, quản lý sinh viên, quản lý quá trình thi và điểm của sinh viên, quản lý đào tạo sau đại học, quản lý khoa học, quản lý văn thư, quản lý hậu cần - tài chính…

Một số khoa như khoa Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Kỹ thuật hình sự, Toán - Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường… đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ như kỹ thuật số, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện tử viễn thông, kỹ thuật hóa sinh....để phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cảnh sát.

Đặc biệt, xây dựng các giảng đường thông minh là bước đi đột phá và đón đầu xu thế của nhà trường. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho biết: Ngoài trang bị bảng tương tác thông minh cho 100% phòng học, học viện đã tổ chức đào tạo trực tuyến E-learning.

Dựa vào các công cụ điện tử hiện đại là máy tính và mạng Internet, giảng viên có thể tận dụng các kiến thức lấy từ website, đĩa CD, băng video, audio… tạo nên sự sinh động cho mỗi bài giảng; đồng thời tăng cường giao tiếp giữa giảng viên và học viên thông qua mạng dưới các hình thức như: E-mail, thảo luận trực tuyến, tạo diễn đàn….

Số hóa tài liệu học tập

“Để có thể phù hợp được với môi trường của khoa học công nghệ, bên cạnh các chuẩn đầu ra về nghiệp vụ, để trở thành cán bộ, chiến sỹ công an thực thụ, học viên đạt chuẩn đầu ra về Ngoại ngữ theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam và chuẩn đầu ra về Tin học”. 
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm 

Mạng tin học của học viện được kết nối từ thư viện đến 100% phòng học, 100% phòng làm việc của cán bộ và 100% phòng ở của sinh viên. Hệ thống wifi miễn phí được phủ sóng toàn học viện. Nhà trường đã và đang tiến hành số hóa các tài liệu học tập, nhất là các tài liệu pháp luật, chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật. Thư viện học viện được trang bị máy robot scan hiện đại để phục vụ số hóa tài liệu và lắp đặt hệ thống mượn trả tài liệu tự động.

“Khi được học tập trong môi trường “thông minh”, mỗi học viên cảm thấy mình năng động và hiện đại hơn. Tiện lợi khi tìm kiếm nguồn tri thức là yếu tố đầu tiên và điều quan trọng là mỗi học viên chúng tôi có thể trao đổi dễ dàng với các bạn cũng như các thầy cô giáo trong học viện” - Học viên Nguyễn Thị Minh - lớp B11, khóa D39 chia sẻ.

Nhấn mạnh về những thách thức của Cuộc cách mạng 4.0, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cho rằng, cần tạo ra những sĩ quan công an, cảnh sát là những công dân toàn cầu. Hơn ai hết, giảng viên của học viện cần thực hiện được 3 chức năng rất quan trọng đó là: Sáng tạo, phản biện và giáo dục.

“Trong điều kiện kẻ địch, thế giới tội phạm cũng đang triệt để lợi dụng các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 để hoạt động, người thầy giáo công an phải luôn có ý tưởng mới, đi trước thời đại thì mới có thể đào tạo ra những sĩ quan công an, cảnh sát tương lai vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông khoa học công nghệ, ngoại ngữ, pháp luật quốc tế”-Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập435
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm433
  • Hôm nay97,030
  • Tháng hiện tại1,006,622
  • Tổng lượt truy cập49,332,305
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944