Không còn lo “cháy giáo án”

Thứ tư - 09/06/2021 23:59 277 0
GD&TĐ - Phát huy tính chủ động, sáng tạo tổ chuyên môn, giáo viên trong thực hiện chương trình là một trong những mục tiêu của Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
Không còn lo “cháy giáo án”

Thực hiện điều này là cần thiết cho đổi mới, dù ban đầu sẽ còn bỡ ngỡ, khó khăn. (Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH có nội dung xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường)

Cần cho đổi mới

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 có nhiều thay đổi, cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Để thuận lợi cho tổ chức thực hiện chương trình tại cơ sở, Bộ GD&ĐT đã có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết; một trong số đó là Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

TS An Biên Thuỳ, Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho rằng: Công văn 5512 là bản hướng dẫn để xây dựng, tổ chức kế hoạch giáo dục; từ nhà trường, đến tổ chuyên môn, giáo viên. Phát huy trách nhiệm, tính tự chủ của GV khi xây dựng kế hoạch cá nhân trong năm học. Tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng, tổ chức, đánh giá kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

Kế hoạch này được quy định rõ ràng về: Mục đích; yêu cầu; nội dung; thời gian, địa điểm tổ chức; hình thức, chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá hoạt động; nguồn lực để tổ chức thực hiện.

Công văn 5512 nhấn mạnh vai trò của sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học để phát triển chuyên môn, phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương pháp đánh giá HS và năng lực làm việc hợp tác của GV...

Đặc biệt, cởi trói tư duy “dạy học bị cháy giáo án”, do cơ sở giáo dục được quyền linh động, sáng tạo trong thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường, dạy học theo chủ đề hướng tới dạy học phát triển năng lực. Phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo của GV trong phân chia chủ đề, thời lượng dạy học, phù hợp với khả năng của HS, điều kiện thực tế địa phương.

Không còn lo “cháy giáo án” - Ảnh minh hoạ 2
Trong giờ học tại Trường Tiểu học số 1 Na Sang (Mường Chà, Điện Biên).

Trong bối cảnh ngành Giáo dục triển khai Chương trình GDPT mới, theo GS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, Công văn 5512 giúp địa phương chỉ đạo nhà trường triển khai dạy học theo phát triển phẩm chất, năng lực HS.
Mục đích cuối cùng là giúp HS phát triển năng lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do được chủ động triển khai chương trình, các địa phương cần chỉ đạo, vận dụng linh hoạt chương trình nhà trường; nhằm bảo đảm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của hiệu trưởng, GV phù hợp với thực tiễn địa phương, cũng như việc dạy học phát triển năng lực HS.

Nhận định của cô Lê Thị Thu Trang, GV Trường THCS Tân Định, Hà Nội, nội dung quan trọng của Công văn 5512 là hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Kèm theo đó là 4 phụ lục hỗ trợ GV định hướng rõ ràng về kế hoạch giáo dục của nhà trường, các nội dung công tác chuyên môn.

Cô Trang đã cùng đồng nghiệp trao đổi, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Qua công văn, kế hoạch được xây dựng rõ ràng. Khi đưa vào thực hiện, sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được tăng cường, xác định rõ các chủ đề môn học phù hợp với bối cảnh thực tiễn của trường. Kế hoạch bài dạy được xây dựng bảo đảm yêu cầu cần đạt, được tổ chức phù hợp với cơ sở vật chất, năng lực người học.

Không còn lo “cháy giáo án” - Ảnh minh hoạ 3
Phát huy sáng tạo trong giờ học tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội).

Có hình thức, hạn chế GV sáng tạo?

Số đông GV quan tâm đến Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ở Phụ lục IV: Khung kế hoạch bài dạy (giáo án). Nội dung này được cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, GV Trường THPT Đô Lương 3, Đô Lương, Nghệ An ví như khung tư duy mà GV cần có khi thực hiện soạn kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

“Tiếp cận Công văn 5512, đặc biệt Phụ lục IV, tôi một lần nữa được nhìn nhận một cách khoa học về các hoạt động dạy học. Ban đầu có bỡ ngỡ nhưng chúng tôi nhanh chóng thích ứng và thấy được ưu điểm của khung kế hoạch này. Qua 1 - 2 lượt thực hành, cùng góp ý, chúng tôi nhanh chóng xây dựng được kế hoạch bài dạy cho chủ đề 2 tiết với 4 - 5 trang, chủ đề 3 tiết 5 - 6 trang. GV được linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với HS, thực tế địa phương khi tổ chức thực hiện hoạt động dạy học” - cô Nguyễn Thị Thanh Huyền chia sẻ.

Cô Trần Thị Nguyên, GV Trường THCS Trường Chinh, Phú Thiện, Gia Lai đã qua giai đoạn bỡ ngỡ khi xây dựng kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512 và thấy cách làm mới tốt hơn rất nhiều. Kế hoạch bài dạy rõ ràng từng phần; mục tiêu phải nêu rõ các năng lực, không nói chung chung; trong hoạt động học, GV đóng vai trò người hướng dẫn, HS tự làm, tự tìm hiểu, từ đó phát triển phẩm chất, năng lực. HS tự chiếm lĩnh tri thức nên nhớ lâu hơn, hào hứng học hơn.

Theo TS An Biên Thuỳ, Phụ lục 4 Công văn 5512  hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án). Kế hoạch bài dạy thể hiện ý đồ dạy học của mỗi giáo viên. Kịch bản dạy học càng cụ thể, chi tiết càng dễ thực hiện.

Ưu điểm của Phụ lục 4 được TS An Biên Thuỳ lưu ý: Nêu được rõ năng lực, phẩm chất, kiến thức HS cần đạt được sau mỗi chủ đề; Đa dạng hơn các hình thức trong từng hoạt động nên dễ áp dụng với nhiều kiểu bài lên lớp khác nhau (bài dạy học kiến thức mới, bài ôn tập, bài thực hành); Đòi hỏi GV mô tả được cách thức tổ chức dạy học ở mục nội dung của các hoạt động.

Khung kế hoạch bài dạy cũng đòi hỏi GV phải xác định được sản phẩm của HS làm được sau từng hoạt động để phát triển năng lực chung, xây dựng nhiệm vụ dạy học bám sát mục tiêu. Phần tổ chức hoạt động được nêu rõ ràng các bước theo tiến trình dạy học. Về cơ bản không khác nhiều so với cách thức GV vẫn hay thực hiện. Đa dạng cách thức đánh giá ở mỗi hoạt động; hoạt động vận dụng cũng nêu cụ thể hơn, thuận lợi trong đánh giá quá trình.

“Tôi cho rằng, soạn giáo án dài hay ngắn không quan trọng bằng giáo án đó thể hiện được ý đồ dạy học, bảo đảm mục tiêu bài học; các nhiệm vụ học tập (câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống…) được thiết kế rõ ràng, rành mạch. Trong giáo án thể hiện rõ cách thức tổ chức hoạt động để đánh giá được sản phẩm học tập của HS. Khi dạy học thực tế, dựa trên nhiệm vụ học tập đã thiết kế, GV phải linh động biến đổi phù hợp với trình độ HS. Tuy vậy, GV cần được tập huấn để hiểu rõ lí do và cách thức trình bày theo các mục của phụ lục này” - TS An Biên Thuỳ nêu quan điểm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1289 | lượt tải:289

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 980 | lượt tải:264

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2293 | lượt tải:355

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2850 | lượt tải:465

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2166 | lượt tải:314
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay15,244
  • Tháng hiện tại562,846
  • Tổng lượt truy cập48,888,529
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944