Làm gì để đạt chuẩn kiểm định ABET?

Chủ nhật - 28/03/2021 00:04 479 0
GD&TĐ - Hiện cả nước có 8 CTĐT của 4 trường đạt chuẩn kiểm định ABET. Trong đó, Trường ĐH Quốc tế (IU) thuộc ĐH Quốc gia TPHCM có 2 CTĐT đạt chuẩn kiểm định của ABET là Kỹ thuật y sinh và Kỹ thuật điện tử – viễn thông.
Làm gì để đạt chuẩn kiểm định ABET?

Để đạt được chuẩn ABET không hề đơn giản, phải chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về chương trình đào tạo (CTĐT), quan hệ doanh nghiệp, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng… Xung quanh vấn đề này, PV Báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Tiến Khoa - Hiệu trưởng IU.

-Quá trình thực hiện đạt chuẩn kiểm định ABET của trường như thế nào, thưa ông?

- PGS.TS Trần Tiến Khoa: Bảo đảm chất lượng giáo dục được xem như là một trong các nhiệm vụ tiên phong mà lãnh đạo IU luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Mặc dù được thành lập ngày 5/12/2003 và bắt đầu đào tạo từ tháng 9/2004, nhưng trường đã tham gia kiểm định chất lượng ngay từ sau khi khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp vào năm 2008. Trong chiến lược phát triển trường, việc tham gia đánh giá/kiểm định CTĐT và cơ sở giáo dục theo các chuẩn uy tín như là một minh chứng cho sự cam kết về chất lượng của nhà trường với xã hội và là nền tảng cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Việc tham gia kiểm định theo chuẩn ABET đã được cụ thể hóa và đưa ra trong chiến lược phát triển 5 năm của nhà trường giai đoạn 2016 - 2020. 2 CTĐT mà nhà trường đã thực hiện kiểm định thành công theo chuẩn ABET là Kỹ thuật Y sinh và Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông được thực hiện vào cuối năm 2018.

Tuy nhiên, để chuẩn bị tham gia kiểm định theo ABET thì phải được thực hiện ít nhất 5 năm trước thời điểm triển khai chính thức, tức là nhà trường đã phải có định hình kế hoạch cho hai chương trình tham gia kiểm định ABET từ những năm của giai đoạn 2011-2015. Quy trình theo đuổi kiểm định theo chuẩn ABET là sự quyết tâm của lãnh đạo trường, của hai chương trình đánh giá, và sự đồng lòng của các đơn vị hỗ trợ liên quan trong cả một quá trình, với mục tiêu hướng tới chất lượng và đảm bảo đúng với sứ mạng mà nhà trường đã đặt ra.

Làm gì để đạt chuẩn kiểm định ABET? - Ảnh minh hoạ 2
Đoàn chuyên gia của ABET làm việc với IU.

-Hiện có rất ít trường ĐH (Công lập, tư thục) tại Việt Nam tham gia kiểm định theo chuẩn của ABET. Vậy lý do IU quyết định chọn ABET để kiểm định 2 CTĐT vừa qua?

- Với mô hình giáo dục quốc tế hóa, nhà trường xây dựng cơ chế bảo đảm chất lượng với mục tiêu các CTĐT đều đáp ứng được các chuẩn uy tín. Việc chọn bộ chuẩn nào để đánh giá hay kiểm định sẽ dựa vào đặc thù của mỗi chương trình.

ABET là chuẩn kiểm định đánh giá uy tín hàng đầu của Hoa kỳ dành cho các khối ngành tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Việc chọn ABET để kiểm định không chỉ giúp nhà trường khẳng định được chất lượng đào tạo đã cam kết với xã hội, mà còn giúp cho người học có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty hàng đầu của Hoa kỳ, cũng như cơ hội học tập và nghiên cứu tại các trường đỉnh cao.

Về nội tại bên trong, việc kiểm định theo chuẩn ABET đối với hai CTĐT Kỹ thuật Y sinh và Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông giúp nhà trường rà soát, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, và cũng là kinh nghiệm để cải tiến các chương trình khác, không chỉ riêng các chương trình về kỹ thuật. Về định hướng, nhà trường thực hiện đánh giá/kiểm định theo đa dạng hóa các bộ chuẩn, nhằm thể hiện tính bền vững trong bảo đảm chất lượng của nhà trường.

Làm gì để đạt chuẩn kiểm định ABET? - Ảnh minh hoạ 3

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông (ngành học đạt chuẩn kiểm định ABET) của IU học thực hành.

Những khó khăn của trường trong quá trình tham gia kiểm định theo chuẩn ABET là gì? Ông có thể cho biết kinh phí dành cho 1 CTĐT kiểm định theo ABET là bao nhiêu?

- Thực tế có rất nhiều khó khăn mà các trường đối diện. Trong đó, dễ nhìn thấy nhất là liên quan tới kinh phí cho việc bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng. Chi phí để đăng ký và tổ chức kiểm định mỗi CTĐT tốn khoảng 2 tỷ đồng. Nhưng nhiều nhất chính là nguồn kinh phí đầu tư các Phòng thí nghiệm thực hành trước đó để có thể tổ chức CTĐT đạt được chuẩn kiểm định ABET.

Đặc biệt là chuẩn ABET rất quan tâm và đặt yêu cầu cao về việc thực hành, thí nghiệm, nên tùy vào đặc thù của mỗi chương trình, kinh phí đầu tư cho thực hành, thí nghiệm sẽ khác nhau. Trong khi đó chi phí đào tạo thì chưa tính đầy đủ, nhưng nhờ vận dụng cơ chế tự chủ đại học mà nhà trường đã khắc phục được khó khăn này.

Vậy, lợi ích của người học, người dạy và nhà trường khi CTĐT đã đạt chuẩn  kiểm định ABET là gì?

- Khi một CTĐT đạt chuẩn kiểm định ABET nghĩa là chất lượng đào tạo của chương trình đó được công nhận trên toàn toàn cầu. Người học tốt nghiệp được nhiều công ty đánh giá cao, có nhiều cơ hội làm việc ở các công ty nước ngoài, đặc biệt là Hoa kỳ và nhiều cơ hội tìm kiếm học bổng tại các trường Đại học của Hoa kỳ.

Phía nhà trường thì được khẳng định chất lượng và uy tín trên trường quốc tế, đồng thời cơ hội hợp tác và liên kết ngày càng mở rộng, thu hút được nhiều dự án nghiên cứu học thuật và ứng dụng .Đồng thời, góp phần  tạo động lực để trường tiếp tục tiến hành triển khai hoạt động tự đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn kiểm định quốc tế cho hàng loạt các chương trình còn lại trong trường.

-Xin trân trọng cảm ơn ông!

ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) là một tổ chức kiểm định chương trình đào tạo khối ngành kỹ thuật - công nghệ được thành lập từ năm 1932 bởi các hiệp hội ngành nghề của Mỹ. Đây là một tổ chức kiểm định có uy tín trong cộng đồng quốc tế, được công nhận bởi Ủy ban Kiểm định ĐH (CHEA), gồm Ủy ban Kiểm định kỹ thuật (EAC), Ủy ban Kiểm định công nghệ (TAC), Ủy ban Kiểm định điện toán (CAC) và Ủy ban Kiểm định khoa học ứng dụng (ASAC). Các chương trình được ABET kiểm định là các chương trình về kỹ thuật, công nghệ, điện toán, khoa học ứng dụng, tương ứng với các ủy ban trên. Một chương trình có thể phải được kiểm định bởi 2 ủy ban khác nhau, nếu tên chương trình có chứa các từ hàm ý thuộc 2 lĩnh vực khác nhau.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập442
  • Hôm nay70,076
  • Tháng hiện tại979,668
  • Tổng lượt truy cập49,305,351
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944