Làm rõ quy định tuyển dụng, sử dụng viên chức ngành giáo dục

Thứ bảy - 02/03/2019 08:49 343 0

Làm rõ quy định tuyển dụng, sử dụng viên chức ngành giáo dục

GD&TĐ - Đây là những ý kiến đề xuất khi góp ý sửa Luật Giáo dục liên quan đến nội dung tín dụng sư phạm.

Trong tổng hợp của Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) – Thường trực Ban soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) – có dẫn ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục liên quan đến nội dung này.

Trong đó, luật gia Dương Minh Kiên cho rằng, quy định về tín dụng sư phạm là tốt nhưng có một số vấn đề cần lưu ý: sinh viên sư phạm ra trường tốt nghiệp loại giỏi nhưng không có nơi làm việc trong các cơ sở giáo dục (không thể chen chân qua các kỳ thi tuyển viên chức…) thì giải quyết vấn đề tín dụng sư phạm như thế nào? Từ đó, luật gia Dương Minh Kiên đề nghị Ban soạn thảo xem xét cần làm rõ quy định về tuyển dụng, sử dụng viên chức trong ngành giáo dục.

Sinh viên sư phạm ra trường tốt nghiệp loại giỏi nhưng không có nơi làm việc trong các cơ sở giáo dục công thì giải quyết vấn đề tín dụng sư phạm như thế nào? Đây là câu hỏi của GS Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội). GS Nguyễn Quý Thanh cũng đề nghị Ban soạn thảo xem xét cần làm rõ quy định về tuyển dụng, sử dụng viên chức trong ngành giáo dục và tính khả thi của quy định này.

Liên quan đến vấn đề này, góp ý của Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đề xuất cần thành lập quỹ học bổng quốc gia trong việc thực hiện các chương trình tài trợ học bổng và hỗ trợ tài chính, hỗ trợ lãi suất cho vay cho sinh viên khi thực hiện các chương trình vay tín dụng.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân thì đề xuất sửa quy định về chế độ tín dụng sư phạm như sau: Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Bổ sung quy định về việc chi trả đối với những trường hợp người học không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục vào khoản 3 Điều 83 Dự thảo Luật; tiếp tục nghiên cứu để đề xuất các chính sách nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm thông qua cơ chế học bổng và các biện pháp khác.

Với nội dung này, Trường ĐH Vinh đề xuất hướng sửa đổi: Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học; được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, các chế độ miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định.

Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm. Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm, nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ được hưởng khoản tín dụng sư phạm mà học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng. Chính phủ quy định cụ thể chính sách tín dụng sư phạm đối với học sinh, sinh viên sư phạm.

Làm rõ quy định tuyển dụng, sử dụng viên chức ngành giáo dục - Ảnh minh hoạ 2

Vụ Pháp chế cho biết, có 9 hội thảo, hội nghị, tọa đàm thảo luận về vấn đề này, cơ bản có hai loại ý kiến. Trong đó đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật, sửa quy định về chế độ tín dụng sư phạm, cụ thể:

Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học, quy định về việc chi trả đối với những trường hợp người học không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục và đề xuất các chính sách nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm thông qua cơ chế học bổng và các biện pháp khác.

Các quy định này nhằm khắc phục tình trạng quy định hiện nay không thu học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm là không phù hợp và hiệu quả do nhu cầu của thị trường lao động đã thay đổi; nhiều sinh viên sư phạm ra trường làm không đúng ngành sư phạm, không thể kiểm soát, gây lãng phí nhân lực và ngân sách; việc miễn học phí không thực sự là lý do để khuyến khích sinh viên vào học ngành sư phạm.

Quy định này đã làm cho các cơ sở đào tạo giáo viên gặp khó khăn về kinh phí chi thường xuyên, trong khi việc cấp bù của NSNN còn hạn hẹp.

Các ý kiến đồng thời đề nghị quy định theo hướng học sinh, sinh viên sư phạm không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm nếu sau khi tốt nghiệp “giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đủ thời gian theo quy định”.

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đề nghị cần quy định về chính sách vay tín dụng đối với sinh viên các ngành khác ngoài ngành sư phạm; hoặc sinh viên học các ngành khác sau khi tốt nghiệp vào ngành sư phạm công tác cũng được hưởng tín dụng sư phạm.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập462
  • Hôm nay70,413
  • Tháng hiện tại980,005
  • Tổng lượt truy cập49,305,688
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944