Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên

Thứ bảy - 05/10/2019 02:13 421 0

Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên

GD&TĐ - Sáng nay (5/10), Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HS-SV năm 2019 chính thức khai mạc tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Tới dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bà Lê Thị Nguyệt – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội; Ông Ngô Văn Quý – Phó Chủ tịch Hà Nội.

Đồng hành cùng Bộ GD&ĐT tại Ngày hội khởi nghiệp năm nay là các đơn vị: Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên Legend; Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Bắc Á; Ngân hàng Cổ phần Bưu Điện Liên Việt; Teach for Việt Nam; Kiến Guru; Công ty OMT; Ngân hàng Vietcombank...

Chuyển biến trong nhận thức

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý, trong nhà trường thế mạnh là ý tưởng và nếu được đầu tư, hỗ trợ kịp thời sẽ rất tốt. Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ để cùng triển khai đề án 844 "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025", trong đó quan tâm đến xây dựng cơ chế pháp lý về sở hữu trí tuệ để bảo hộ ý tưởng mới về khởi nghiệp. Đây là một trong những vấn đề cần phải tháo gỡ sớm.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua 2 năm thực hiện Đề án 1665 “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025”, các nhà trường đã có sự chuyển biễn rõ nét về nhận thức và có sự lan toả sâu rộng trong HS-SV.

Ngành Giáo dục đã xây dựng tiêu chí các nhà trường, đơn vị khởi nghiệp, đặc biệt là xây dựng tài liệu, kỹ năng về khởi nghiệp, đây cũng là thành công lớn.

Qua thực tiễn hoạt động, nhiều trường đã kết nối được với nhiều doanh nghiệp và đã xây dựng được không gian khởi nghiệp, khuyến khích hỗ trợ, thầy cô và HS-SV cùng tham gia vào quá trình khởi nghiệp.

Theo Bộ trưởng, số lượng dự án để huy động khởi nghiệp ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao. Nếu năm ngoái chúng ta có khoảng gần 200 dự án khởi nghiệp thì năm nay đã có hơn 300 dự án. Chất lượng của các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tốt hơn và được các doanh nghiệp đánh giá cao. Đây là tín hiệu tốt.

Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên - Ảnh minh hoạ 3
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu tham dự lễ khai mạc..

Bên cạnh đó, chúng ta đã kết nối được với Đề án hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và đóng góp đáng kể vào chương trình quốc gia khởi nghiệp.

Bộ trưởng cho biết, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ chú trọng xây dựng tài liệu kỹ năng để nhân rộng kinh nghiệm trong khởi nghiệp của sinh viên. Cách tiếp cận không nhấn mạnh vào lý thuyết mà từ thực tiễn khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ đã thành công

Bộ sẽ chỉ đạo để xây dựng và nhân rộng nhiều tài liệu số để tham gia đóng góp vào Đề án Hệ tri thức Việt số hoá, để nhiều người được chia sẻ, đóng góp và tham khảo từ chương trình này.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sẽ kết hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai Đề án Trung tâm khởi nghiệp quốc gia.

Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ và đồng hành

Trong bối cảnh, xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra rất nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ, đặc biệt là khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ trong các trường đại học và phổ thông. Đây là nơi rất tốt để ươm tạo các doanh nghiệp trong lại.

Chúng tôi sẽ làm việc sâu hơn với Bộ Thông tin & Truyền thông để có định hướng ưu tiên khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Cuộc cách mạng 4.0 cũng là cơ hội và lợi thế rất tốt cho các nhà trường – nơi có rất nhiều người trẻ và rất năng động, có thế mạnh phát triển về công nghệ.

Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên - Ảnh minh hoạ 4
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu bấm nút khởi động SV.Strat-up 2019.

Cũng theo Bộ trưởng, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho các trường về cơ chế sử dụng ngân sách tạo quỹ hỗ trợ khởi nghiệp. Vừa rồi đã có thông tư về cơ chế sử dụng ngân sách trong các đơn vị, đặc biệt là đơn vị sự nghiệp để tạo quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

“Chúng tôi đánh giá cao các doanh nghiệp, doanh nhân với tinh thần tạo dựng môi trường doanh nghiệp và ươm tạo doanh nghiệp - những doanh nhân tương lai. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã làm việc với các nhà trường, cùng với các trường đề xuất mô hình khởi nghiệp” - Bộ trưởng nhấn mạnh, đồng thời mong muốn:

Tới đây, các doanh nghiệp không chỉ tham gia giúp các trường thông qua hoạt động tài trợ mà còn hợp tác sâu hơn trong việc thiết kế các chương trình giảng dạy, tham gia tổ chức giảng dạy.

Bộ có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và nhà trường xây dựng các mô hình đào tạo học trong nhà trường, học ngoài nhà trường. Đây là hướng học gắn với thực tế. Vì thế, các doanh nghiệp chuyển dần từ tài trợ sang hợp tác và phát triển cùng với các trường.

Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên - Ảnh minh hoạ 5
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu tham quan các gian trưng bày dự án khởi nghiệp của các trường. 

Cho rằng, bên cạnh nhiều trường đã nhận thức được đây cơ hội để phát triển, Bộ trưởng cũng lưu ý: Có một số trường chưa chuyển biến nhanh, cho đây là phong trào. Có một số trường dừng lại ở phong trào, chưa tạo được không gian để thầy cô và học trò làm việc với doanh nghiệp ở góc độ sáng tạo.

Tới đây, các trường cần coi khởi nghiệp là một trong những giải pháp để phát triển nhà trường. Đây là con đường thuận lợi để các nhà trường gắn với doanh nghiệp tốt và cũng là giải pháp rất hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo.

Với các thầy, cô giáo thì đây không chỉ hoạt động có tính chất phong trào mà trở thành hoạt động gắn với nghiên cứu của mình để kết nối với doanh nghiệp, doanh nhân.

Chia sẻ với HSSV, Bộ trưởng nhấn mạnh: Khởi nghiệp luôn thường trực trong các cuộc đời. Khởi nghiệp rất khẩn trương nhưng cũng rất cần thận trọng. Tránh tình trạng không chuẩn bị kỹ rồi thất bại, dẫn đến tâm lý chán nản.

“Đối với sinh viên, nhiệm vụ chính là học tập, học để chuẩn bị cho tương lai. Do vậy quá trình tích luỹ kiến thức, rèn luyện và nuôi dương đam mê khát vọng là cần thiết. Các em cần xác định rõ, trong từng giai đoạn cuộc đời các em cần học tập, rèn luyện để chuẩn bị tiếp hành trang cho tương lai”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Tác giả bài viết: Minh Phong. Ảnh: Thế Đại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2322 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập407
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm405
  • Hôm nay48,946
  • Tháng hiện tại899,292
  • Tổng lượt truy cập49,224,975
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944