Lý do nên ổn định kỳ thi THPT quốc gia

Thứ hai - 30/07/2018 01:40 567 0
GD&TĐ - Thầy Hà Đình Sơn - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Dũng số 3 (Bắc Giang) - đưa ra những lý do nên giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia với mục đích xét tốt nghiệp và làm cơ sở tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Lý do nên ổn định kỳ thi THPT quốc gia

Là người nhiều năm tham gia tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, thầy Sơn cho rằng: Quy trình thi THPT quốc gia đơn giản nhưng cũng hiệu quả, một lần thi giải quyết được hai nhiệm vụ lớn. Việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn); đảm bảo mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng; kết quả làm bài của thí sinh được chấm bằng máy quét với phần mềm máy tính giúp hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.

Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở GD&ĐT chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi nên tiết kiệm được công sức và tiền bạc của phụ huynh. Học sinh không quá căng thẳng và áp lực trước kì thi.

Ngoài ra, cách tổ chức thi cũng giúp rút ngắn được khoảng cách giữa trường đại học và trường phổ thông là cách để các giảng viên đại học hiểu được thực tế của các trường phổ thông; bên cạnh đó, tăng cơ hội lựa chọn và các trường đại học của thí sinh...

Từ năm 2017, phát huy kết quả đã đạt được qua 3 năm đổi mới thi và tuyển sinh, Bộ GD&ĐT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2017 cho năm 2018 và các năm tiếp theo, với những điều chỉnh kỹ thuật trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, cho đến khi áp dụng đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đồng tình với lộ trình này, thầy Hà Đình Sơn đồng thời cho rằng, từ thực tế tổ chức thi THPT quốc gia 2018, kỳ thi năm sau cần tăng cường khâu giám sát; thực hiện chấm chéo cũng tốt, nhưng sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.

"Tôi cho rằng, quy trình thì chặt chẽ, vấn đề là do còn người thực hiện. Quy trình nào cũng do con người lập ra nên có chắc đến đâu vẫn có thể xảy ra tiêu cực nếu con người muốn. Tuy nhiên, từ bài học của năm nay, kỳ thi năm sau chắc chắn sẽ tốt hơn" - thầy Hà Đình Sơn chia sẻ.

Góp ý phương án thi khi áp dụng đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Dũng số 3 cho rằng: nên xét tốt nghiệp THPT tại trường, còn đại học do các trường tự tuyển sinh theo yêu cầu thực tế của mình.

"Giờ việc phân luồng đã khá tốt, học sinh không còn mong muốn vào đại học bằng mọi giá nên thi đại học ít căng thẳng, áp lực hơn" - thầy Hà Đình Sơn cho hay.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1003 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2326 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập462
  • Hôm nay58,456
  • Tháng hiện tại968,048
  • Tổng lượt truy cập49,293,731
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944