Mô hình điểm giữ trẻ mùa lũ

Chủ nhật - 23/09/2018 05:27 435 0
GD&TĐ - Mỗi năm, vào mùa nước nổi ở ĐBSCL số trẻ tử vong khá cao do các em không biết bơi, cha mẹ bận đi làm ăn, chỗ ở không an toàn. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, chính quyền địa phương ở các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã xây dựng kế hoạch, mở điểm trông giữ trẻ. Nhờ mô hình thiết thực này mà tình trạng trên giảm đáng kể.
Mô hình điểm giữ trẻ mùa lũ

Chủ động mở các điểm giữ trẻ mùa lũ

Nước lũ năm nay về sớm và cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm, đó là lý do mà các địa phương trong tỉnh An Giang chủ động triển khai mở các điểm giữ trẻ từ rất sớm. Việc này không chỉ tạo được sự an toàn cho trẻ em, mà còn giúp các bậc phụ huynh an tâm đi làm, cải thiện kinh tế trong mùa lũ.

Tại huyện An Phú, xã bị ngập sâu nhất phải kể đến là Vĩnh Hội Đông. Mỗi năm mùa lũ về nơi đây lại chồng chất nỗi lo bởi ngoài chuyện đưa rước trẻ đi học còn những đứa trẻ chưa đủ tuổi đến trường. Do là xã đầu nguồn nên mực nước ở xã Vĩnh Hội Đông đã rất cao, nhất là ở 2 ấp Vĩnh Hòa và Vĩnh An. Chính vì vậy, ngay từ giữa tháng 8, địa phương đã tuyên truyền và huy động trên 100 em (từ 2 - 10 tuổi), tập trung vào những trẻ chưa biết bơi đến các lớp giữ trẻ.

Ông Huỳnh Công Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Phụ huynh của các em đa phần là nghèo khó, đến mùa nước thì đi giăng câu, giăng lưới, bắt ốc, hái rau… kiếm sống qua ngày. Từ khi có những điểm giữ trẻ, bà con an tâm phần nào vì có điều kiện đi làm ăn, con cái được chăm lo an toàn. Năm nào cũng vậy, mới bắt đầu vô mùa nước là bà con đã yêu cầu mở những điểm giữ trẻ. Đối tượng là tất cả các em vùng lũ, ngập sâu, vùng xa không có điều kiện đến trường. Quy mô mỗi điểm giữ trẻ là 3 cô giáo và 50 em học sinh. Giáo viên dạy trẻ là những người được tham gia tập huấn về phương pháp, kỹ năng chăm sóc và nuôi giữ trẻ vùng lũ”.

Ông Phương kể rằng, những ngày đầu khi mới triển khai, lực lượng trông giữ, kinh phí hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện đã tạo được niềm tin của người dân mỗi khi nước tràn đồng.

Là người địa phương, đội ngũ tham gia giữ trẻ đều hiểu được hoàn cảnh khó khăn của các gia đình cho con đến các điểm giữ trẻ. Vì vậy, dù chỉ nhận được ít tiền hỗ trợ nhưng các cô vẫn hết lòng yêu thương, chăm sóc các em nhỏ.

Đã tham gia công việc giữ trẻ mùa lũ 6 năm nay, bà Trần Thị Thu Vân (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hội Đông), cho biết: “Mỗi buổi sáng, tôi cùng các cô thức rất sớm để quét dọn, lau chùi, sau đó đúng 6 giờ 30 là mở cửa đón các em. Nước lên mỗi ngày một cao nên tôi tham gia giữ trẻ để cha mẹ các cháu đi làm thuận tiện. Phụ huynh nào đi làm sớm, tăng ca thì buổi sáng mình cũng nhận tiếp cho các cháu ăn sáng để họ đi làm kịp giờ. Từ ngày có chỗ giữ trẻ không có em nào bị đuối nước và bà con ở vùng ngập lũ rất mừng”.

Phụ huynh yên tâm

Tờ mờ sáng đã chở đứa con 6 tuổi qua gửi điểm giữ trẻ, chị Phan Thị Thúy (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, An Giang) nói: “Gia đình không đất vườn, nhà là hộ nghèo nên quanh năm chỉ làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày. Mùa nước nổi là dễ kiếm tiền nhất nên phải tranh thủ từng ngày. Nhờ có điểm giữ trẻ này mà hàng chục gia đình trong ấp an tâm đi làm ăn”.

Ông Lê Minh Thuận - Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, cho biết: “Năm nay, lũ về sớm, mực nước không ngừng dâng cao. Do vậy địa phương đã có kế hoạch bố trí 35 điểm giữ trẻ thuộc 14 xã, thị trấn với hơn 1.000 em. Hiện đã tổ chức 4 điểm giữ trẻ ở xã Phú Hữu và Vĩnh Hội Đông với 150 cháu. Mặt khác, chính quyền địa phương còn tổ chức 30 điểm cứu hộ trên địa bàn huyện để khi người dân gặp nạn kịp thời ứng cứu”.

Tương tự tại huyện Chợ Mới (An Giang) đã mở được 5 lớp giữ trẻ mùa lũ ở 2 xã Mỹ Hiệp và Tấn Mỹ. Chị Bùi Thị Mỹ Linh (cô giáo giữ trẻ tại xã Tấn Mỹ), cho biết: “Mỗi khi lũ về gần như cả khu vực bị nước bao phủ. Đến với lớp giữ trẻ này, các em được vui chơi, ăn, uống, ngủ đủ giấc”.

Tại tỉnh Đồng Tháp, tính đến tháng 8/2018, đã xảy ra 14 vụ trẻ em đuối nước ở các huyện: Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, Thanh Bình… Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa nước nổi, phòng ngừa đuối nước, Sở LĐ, TB&XH đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể địa phương tăng cường tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng, tránh đuối nước trẻ em.

Theo đó, ngành VH-TT, GD-ĐT, Đoàn thanh niên tổ chức dạy bơi cho trẻ theo kế hoạch; tổ chức đưa rước học sinh trong mùa lũ; vận động người dân đưa trẻ đến trường hoặc các điểm giữ trẻ. Theo thống kê, đến nay địa phương này đã thành lập hàng chục nhóm giữ trẻ cộng đồng, tập trung ở các huyện Tam Nông, Hồng Ngự. Trong đó địa phương có số điểm nhiều nhất là huyện Hồng Ngự, với 7 nhóm tập trung ở các xã biên giới như: Thường Phước 1, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Tiền và các xã cù lao Phú Thuận A, Phú Thuận B… Mỗi điểm có từ 15 em nhỏ trở lên và bố trí 2 cô giáo.

Tác giả bài viết: Kim Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1001 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2198 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập472
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm470
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại951,567
  • Tổng lượt truy cập49,277,250
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944