Năm học của “Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục”

Thứ hai - 23/08/2021 22:25 310 0
GD&TĐ - Chuẩn bị cho năm học 2021 – 2022, Quảng Trị nỗ lực huy động các nguồn lực để mua sắm đồ dùng, thiết bị cho Chương trình – SGK lớp 2 và lớp 6.
Năm học của “Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục”

Bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cho biết: Căn cứ trên danh mục đồ dùng dạy học của Chương trình, tỉnh xác định sẽ đáp ứng nhu cầu trang thiết bị giáo dục cho thầy và trò. 

Mua sắm theo lộ trình

- Xin bà cho biết, việc chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC) và đội ngũ giáo viên dạy theo chương trình mới được tỉnh triển khai như thế nào?

- Để bảo đảm các điều kiện theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT sớm rà soát hiện trạng cũng như nhu cầu về CSVC, thiết bị của các trường học để xây dựng kế hoạch bổ sung trang thiết bị cho các trường trước khi bước vào năm học mới 2021 – 2022. Cùng với đó, ngành có kế hoạch xây dựng trường, lớp mới để tiến tới 100% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT mới vào những năm tới.

Sở cũng tích cực phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, UBND các địa phương rà soát lại cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học, hoạt động giáo dục bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong tuyển dụng mới giáo viên, chúng tôi đề ra mục tiêu đủ số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên, nhất là các môn Tin học, Ngoại ngữ, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018. Các địa phương đã và đang tổ chức tuyển dụng để giáo viên nhận nhiệm sở ngay đầu năm học mới.

Từ kinh nghiệm của năm đầu tiên triển khai Chương trình – SGK mới ở lớp 1, chúng tôi thấy nếu có sự chuẩn bị chu đáo cả về CSVC lẫn đội ngũ, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của phụ huynh sẽ có sự chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy và học.

- Ngành giáo dục Quảng Trị gặp khó khăn gì trong quá trình đấu thầu, mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học?

- Chúng tôi đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề xuất việc mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học theo danh mục tối thiếu. Vì nhiều thiết bị đồ dùng dạy học của lớp 6 mang tính chất nền tảng cho cả cấp học nên ngành GD-ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh huy động mọi nguồn lực để ít nhất phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu. Nguồn ngân sách mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học sẽ thực hiện theo tỉ lệ 80% ngân sách của tỉnh, 20% từ ngân sách các địa phương.

Việc mua sắm trang thiết bị sẽ theo phương châm “định mức tối thiểu – tỉ lệ tối đa”. Những thiết bị cấp thiết và tối thiểu được ưu tiên trang bị trước. Tỉ lệ giáo viên, học sinh/đồ dùng dạy học sẽ được tỉnh Quảng Trị chọn tỉ lệ tối đa: Đối với thiết bị dành cho học sinh quy định từ 4 - 6 học sinh/thiết bị sẽ chọn 6 học sinh/thiết bị; Đối với giáo viên quy định 1 thiết bị/giáo viên sẽ dựa vào số lớp để tính ra định mức (1 - 4 lớp tính 1 giáo viên, 5 - 7 lớp tính 2 giáo viên), không tính theo giáo viên thực tế vì nhiều đơn vị có sự thừa thiếu cục bộ giáo viên các bộ môn.

Trang thiết bị sẽ mua sắm theo lộ trình. Năm 2021: Mua các thiết bị thiết yếu, cần thiết theo danh mục quy định đã thống nhất, chủ yếu tập trung vào tranh ảnh, đồ dùng dạy học phục vụ cho các nội dung chương trình trong học kỳ I năm học 2021 - 2022. Năm 2022: Mua sắm các thiết bị còn lại tập trung vào dụng cụ, thiết bị dạy học phục vụ cho nội dung chương trình học kỳ II năm học 2021 - 2022.

Năm học của “Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục” - Ảnh minh hoạ 2
Bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị.

Học sinh có đủ SGK trước ngày 31/8

- Quảng Trị có giải pháp gì để học sinh theo học Chương trình GDPT mới, nhất là các em vùng khó sẽ có đủ SGK trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến mọi hoạt động đời sống xã hội, thưa bà?

- Sau khi có kết quả phê duyệt của UBND tỉnh về Danh mục SGK lớp 1, lớp 2 và lớp 6 (theo Chương trình GDPT 2018) được sử dụng tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, sở GD&ĐT đã chỉ đạo hiệu trưởng các trường phối hợp với Công ty phát hành sách-thiết bị trường học, thông báo đến phụ huynh biết danh mục sách cần trang bị cho học sinh, có phương án cung ứng SGK, bảo đảm học sinh có đủ SGK trước ngày 31/8 để chuẩn bị cho năm học mới. Tài liệu Giáo dục địa phương đối với lớp 1 được Sở cung cấp cho các trường để 100% học sinh lớp 1 được mượn học và sử dụng trong nhiều năm.

Huyện Hướng Hóa và Đakrông có khoảng 80% học sinh là người dân tộc thiểu số. Để thực hiện hiệu quả Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, các trường học đã có nhiều giải pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. 100% học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn được cấp phát, mượn SGK, vở tập viết...

Sở đã chỉ đạo các trường chú trọng công tác thư viện trường học, tăng cường bảo quản, lưu trữ và sử dụng SGK dùng chung để các em diện khó khăn được mượn SGK trong quá trình học.

Ngoài ra, các NXB sẽ hỗ trợ một lượng SGK nhất định thông qua đầu mối là sở GD&ĐT. Số sách này, sở chuyển về cho trường học vùng khó khăn đặc biệt để học sinh mượn theo hình thức SGK dùng chung. Bên cạnh đó, các trường học cũng có thể kêu gọi hình thức xã hội hóa để hỗ trợ, tặng SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó... để cùng chung tay tiếp sức các em đến trường.

- Chủ đề năm học 2021 – 2022 của ngành GD-ĐT Quảng Trị là “Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục” sẽ được cụ thể hóa như thế nào, thưa bà?

- Hiện việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất trường học của nhiều địa phương, nhất là đơn vị vùng núi chỉ mới đáp ứng cho dạy học một buổi; một số đơn vị vẫn còn phòng học mượn, phòng học tạm,... vì vậy các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động bán trú thực hiện chưa mang lại hiệu quả cao.

Quảng Trị còn gần 15% học sinh chưa được học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), trong đó huyện Hướng Hóa học sinh học 2 buổi ngày mới đạt tỉ lệ 55%. Tỉ lệ học sinh bán trú còn thấp, hiện toàn tỉnh chỉ có hơn 23% học sinh bán trú. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất phục vụ lớp bán trú chưa đáp ứng được. Nguồn đầu tư kinh phí từ ngân sách để xây dựng phòng học, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh còn hạn hẹp.

Quảng Trị đang triển khai Đề án Xóa phòng học tạm, phòng học mượn, giai đoạn 2019 – 2025, Đề án Phát triển trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh và Dự án phát triển Trường THPT Hướng Hóa tham mưu bố trí nguồn vốn Ngân sách Trung ương triển khai thực hiện năm 2022 là 50 tỷ đồng. Triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu 90% các cơ sở giáo dục đáp ứng mức tối thiểu về cơ sở vật chất cho đổi mới giáo dục phổ thông và 60% trường học đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2021 - 2022.

Đặc biệt, trong năm học mới này, chúng tôi tiếp tục thực hiện lộ trình xây mới 243 nhà vệ sinh và sửa chữa 2.583 nhà vệ sinh trường học. Trong giai đoạn 2021 – 2025, Quảng Trị sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng 381 nhà ở tập thể công vụ cho giáo viên vùng khó khăn. Từ các nguồn lực đầu tư này, CSVC, trường lớp ở địa bàn vùng khó sẽ có sự thay đổi đáng kể giúp cải thiện điều kiện dạy – học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Xin cảm ơn bà!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại933,620
  • Tổng lượt truy cập49,259,303
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944