Nâng cao chất lượng đào tạo các trường đại học

Thứ bảy - 03/11/2018 23:40 409 0
GD&TĐ - Hiện nay, ở nước ta, các nguồn lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của các trường ĐH chiếm đại đa số trong tổng nguồn lực KH&CN của cả nước với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học có trình độ cao.
Nâng cao chất lượng đào tạo các trường đại học

Việc đẩy mạnh công tác đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học (NCKH) trong các trường ĐH đóng vai trò quyết định trong việc giúp các trường ĐH đào tạo có chất lượng, phát huy được các tiềm lực, sản sinh ra các tri thức mới, các công nghệ - kỹ thuật mới và từ đó khẳng định vị thế của mình với xã hội, trong khu vực và thế giới.

Nhóm nghiên cứu (NNC) của ĐHQG Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu vai trò của phát triển NNC với việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH.

Mỗi giảng viên phải là nhà khoa học

Nền giáo dục ĐH Việt Nam cũng không nằm ngoài thông lệ quốc tế. Chức năng của trường ĐH được quy định trong Luật Giáo dục: “Thực hiện việc tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục. Thực hiện các hoạt động NCKH, ứng dụng và phát triển công nghệ... và thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật”.

NNC của ĐHQG Hà Nội nhận định: Điều này đòi hỏi mỗi giảng viên phải là nhà khoa học, phải có đủ trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu để khám phá cái mới và không ngừng mở rộng kiến thức và tri thức của chính mình, từng bước hội nhập với quốc tế, từ đó gợi mở ra nhiều con đường cũng như lan truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ hơn tiếp bước và đi về phía trước. Vì vậy, nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên ĐH thông qua nghiên cứu là một xu hướng tất yếu và không thể đảo ngược.

Bên cạnh đó, để có nhân lực KH&CN hùng hậu, trường ĐH phải làm tốt công tác đào tạo đội ngũ (và kế cận) và đó chính là đội ngũ cán bộ trẻ trình độ tiến sĩ chất lượng cao. Muốn nâng cao chất lượng tiến sĩ không đâu khác người hướng dẫn và nghiên cứu sinh (NCS) cần phải nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn thông qua hoạt động NCKH, hội nhập với các hoạt động và các hướng nghiên cứu mới, hiện đại của quốc tế.

Cùng đó, hình thành và phát triển NNC sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy khả năng NCKH của giảng viên cũng như chất lượng đào tạo tiến sĩ trong các trường ĐH. Mô hình này cần phải được mở rộng và phát huy trong hệ thống các trường ĐH tại Việt Nam, nhất là trong các trường ĐH định hướng nghiên cứu, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giảng viên và NCS, từ đó cũng góp phần hiệu quả nâng cao xếp hạng của các trường ĐH Việt Nam, từng bước sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Vai trò của NCKH trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH

NNC của ĐHQG Hà Nội phân tích: Đội ngũ giảng viên có chất lượng là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH. NCKH tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao năng lực, tiếp cận các hướng nghiên cứu mới và từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhất.

Thông qua NCKH, tiếp cận các hướng nghiên cứu mới và hiện đại nhất của thế giới, phát triển chuyên môn nghiệp vụ; kết quả nghiên cứu được công bố, giúp giảng viên tham gia báo cáo kết quả nghiên cứu tại các hội thảo quốc gia, quốc tế, từ đó giúp giảng viên củng cố, cập nhật, nâng cao kiến thức, đồng thời, giảng viên cũng có điều kiện nâng cao năng lực ngoại ngữ, mở rộng hiểu biết nhiều hơn những kiến thức của các chuyên ngành khác. Kiến thức chuyên môn tốt là cơ sở giúp giảng viên vững vàng trong nghề nghiệp.

Các trường ĐH nghiên cứu thường là nơi nảy sinh các tư tưởng, hệ tiên đề, từ đó thiết lập những nền móng căn bản của các ngành khoa học. Chính vì vậy, các trường ĐH nghiên cứu tiên tiến có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục ĐH của mỗi quốc gia. Trong các trường ĐH nghiên cứu, công tác NCKH luôn được gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Đào tạo thông qua nghiên cứu và NCKH để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, từ đó quay trở lại đào tạo với chất lượng cao, trình độ cao. Cụ thể hơn, NCKH có lợi ích vô cùng to lớn đối với cả giảng viên và người học.

Các hoạt động NCKH là cơ hội tốt để giảng viên và người học có môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lực NCKH. Trong quá trình thực hiện đề tài NCKH, giảng viên có điều kiện rèn luyện và phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, tiếp xúc với các nhà khoa học có cùng chuyên môn trong và ngoài nước, làm tăng khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp luận, nhận thức khoa học. Cũng trong quá trình thực hiện, triển khai đề tài, giảng viên sẽ phát triển và cập nhật, hoàn thiện hơn các nội dung và kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy và nghiên cứu.

Thông qua kết quả và hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao uy tín của giảng viên, của nhà trường trong xã hội. Giảng viên và người học tham gia NCKH sẽ có được các mối quan hệ làm việc nhóm cũng như các quan hệ xã hội cần thiết, từ đó, sẽ học hỏi được rất nhiều từ các đồng nghiệp, từ các thành viên tham gia đề tài, NNC và học hỏi từ thực tiễn. Đồng thời, thành tích của giảng viên và người học thông qua NCKH góp phần làm tăng các công bố, patents... góp phần đẩy nhanh xếp hạng của nhà trường.

Năng lực của giảng viên đại học được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và NCKH. Vì vậy, NCKH là một lĩnh vực để giảng viên tự khẳng định mình. Một giảng viên được đánh giá là có năng lực chuyên môn tốt, phải đồng thời giảng dạy tốt và NCKH tốt (có nhiều công bố khoa học có giá trị).

NCKH còn giúp nâng cao tính chủ động, phát triển kiến thức và kỹ năng mềm cho người học. Hoạt động NCKH mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với người học. Tham gia NCKH, người học vận dụng những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra mà trước mắt thiết thực nhất đó là hoàn thành luận văn, luận án. Thông qua NCKH, người học có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình, đồng thời sẽ rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phân tích, phản biện, tư duy logic và các kỹ năng mềm khác trên cơ sở làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm. Nhờ đó, chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng luận văn, luận án của người học nói riêng được nâng lên.

Vai trò của nhóm nghiên cứu trong hoạt động NCKH ở các trường ĐH

Danh tiếng của các trường ĐH lớn trên thế giới thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi của các nhà khoa học lớn. Mặt khác, nhà khoa học muốn phát triển được ý tưởng khoa học, xây dựng trường phái học thuật của mình hoặc giải quyết một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập được nhóm cộng sự và học trò, tức là phải xây dựng được NNC. Dó đó, có thể nói sự hình thành các NNC trong các trường ĐH là nhu cầu tự nhiên và tất yếu.

Từ thực tiễn cũng như các nghiên cứu, NNC của ĐHQG Hà Nội đã chỉ ra NNC chính là môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật, tập hợp lực lượng và cùng nhau tiếp cận, giải quyết các vấn đề mới của khoa học, và thường thông qua các hoạt động của nhóm như seminar khoa học, hướng dẫn NCS... NNC có thể thu hút các nhà khoa học có chuyên môn gần để phát triển môi trường học thuật chuyên sâu, hoặc thu hút các nhà khoa học của nhiều ngành khác nhau để tập trung trí tuệ và sức lực giải quyết một vấn đề có tính liên ngành. Đến lượt mình, từ chính sự phát triển và thành quả chín muồi của các NNC lại có thể dẫn đến việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo mới.

Có thể nói, các NNC chính là các tế bào sống của hoạt động khoa học và thậm chí của cả hoạt động đào tạo trong các trường ĐH. Vì chỉ có xây dựng được các NNC mạnh mới triển khai được các hoạt động nghiên cứu mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học đỉnh cao của ngành và những nhiệm vụ KH&CN quan trọng của đất nước, và đương nhiên, việc đào tạo tiến sĩ thông qua các hoạt động nghiên cứu và môi trường như vậy – sẽ cho ra đời các luận án tiến sĩ có chất lượng tốt.

(Bài 2: Thực trạng gắn kết đào tạo tiến sĩ với hoạt động của nhóm nghiên cứu)

Tác giả bài viết: PV (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập618
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm616
  • Hôm nay100,585
  • Tháng hiện tại1,010,177
  • Tổng lượt truy cập49,335,860
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944