Nâng cao năng lực giảng viên để bồi dưỡng giáo viên thực hiện CTGDPT mới

Thứ tư - 15/05/2019 03:12 409 0

Nâng cao năng lực giảng viên để bồi dưỡng giáo viên thực hiện CTGDPT mới

GD&TĐ - Phát huy vai trò dẫn đường trong công cuộc đổi mới, từ khi Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT được ban hành; thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13; Quyết định số 404/QĐ-TTg và Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV thực hiện CT- SGK GDPT mới, Trường ĐH Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã có những bước chuẩn bị đồng bộ nhằm nâng cao năng lực giảng viên đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, đào tạo lại GV thực hiện CTGDPT mới.

Chuẩn hóa chương trình đào tạo giáo viên

Nói về lộ trình, bước đi nhằm nâng cao năng lực giảng viên sư phạm, chuẩn bị cho thực hiện bồi dưỡng, đào tạo lại GV các cơ sở giáo dục phổ thông, PGS.TS Mai Xuân Trường - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên chia sẻ: Khi Bộ ban hành CTGDPT tổng thể, nhà trường đã mở những ngành mới đào tạo GV dạy những môn mới, những hoạt động giáo dục mới có trong CTGDPT mới;

Từ năm học 2018 – 2019, Trường đã mở mới 3 ngành đào tạo GV trình độ cử nhân là: Sư phạm Khoa học tự nhiên, Tâm lý học giáo dục, Quản lý giáo dục. Trong năm học đầu, các ngành mới đã có sức hút người học và tuyển được cơ bản chỉ tiêu tuyển sinh. Để chuẩn bị mở ngành mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên được chuẩn bị từ những năm trước.

Trong nâng cao năng lực giảng viên sư phạm, việc tập huấn, bồi dưỡng phương thức đổi mới, xây dựng phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) cho giảng viên được nhà trường chú trọng từ nhiều năm trước. Từ năm 2013, sau khi Nghị quyết số 29 được T.Ư ban hành, Trường đã triển khai tập huấn cho giảng viên về năng lực xây dựng, phát triển CTĐT GV.

Tiếp đó là tham gia triển khai Chương trình ETEP của Bộ GD&ĐT - Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ GV và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông - Trong quá trình thực hiện đó nhà trường đã rà soát lại toàn bộ CTĐT GV.

Theo PGS Mai Xuân Trường, hiện nay, giảng viên của trường đều nắm vững các vấn đề của việc đổi mới CTĐT GV như: Chương trình đổi mới đều dựa trên Khung trình độ quốc gia, Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GD phổ thông, Chuẩn hiệu trưởng cơ sở GD phổ thông (hai bộ chuẩn vừa được Bộ GD&ĐT ban hành), CTGDPT mới và cuối cùng là kết quả khảo sát thực tế giáo dục phổ thông của 8 tỉnh thuộc phạm vi Chương trình ETEP nhà trường được tham gia.

Đến nay, CTĐT GV được nhà trường thay đổi theo chuẩn đầu ra, theo mục tiêu của giáo dục đại học, đồng thời chuẩn đầu ra phải phản ánh được sứ mạng và tầm nhìn của trường sư phạm.

Nâng cao năng lực giảng viên để bồi dưỡng giáo viên thực hiện CTGDPT mới - Ảnh minh hoạ 2
 PGS.TS Mai Xuân Trường - Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Ảnh: Việt Hà

“Cho đến nay qua các lần đổi mới, phát triển CTĐT, đội ngũ giảng viên của trường đã nhuần nhuyễn về xây dựng và phát triển CTĐT, bồi dưỡng. Hiện nay, tất cả CTĐT đều được xây dựng theo ma trận các tiêu chuẩn để đối sánh chương trình với các bộ chuẩn nêu trên và môn học của CTGDPT mới” – PGS.TS Mai Xuân Trường khẳng định.

Tiên phong trong kiểm định, đánh giá Chương trình đào tạo giáo viên

Không dừng lại ở việc nâng cao năng lực giảng viên sư phạm thông qua phát triển chương trình một cách bài bản như trên, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đã và đang huy động toàn bộ giảng viên vào cuộc để tự đánh giá CTĐT nhằm so sánh xem CTĐT hiện hành có đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng GV cho CTGDPT mới hay không. cần chỉnh sửa, hoàn thiện điều gì.

PGS.TS Mai Xuân Trường thông tin: Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông và khi Bộ phê duyệt chương trình môn học trong CTGDPT mới, Trường đã chỉ đạo, hướng dẫn các khoa đào tạo phối hợp với các bên liên quan rà soát lại chuẩn đầu ra, rà soát lại toàn bộ chương trình và thực hiện đánh giá ngoài chương trình. Hiện đã có ba CTĐT GV của trường đã được hoàn thành khảo sát, đánh giá, được thực hiện bởi Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nâng cao năng lực giảng viên để bồi dưỡng giáo viên thực hiện CTGDPT mới - Ảnh minh hoạ 3
 Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Ảnh: Việt Hà

Nhận định về công tác kiểm định của Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, Tiến sĩ Tạ Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - khẳng định: Đây là đơn vị tiên phong trong tất cả các trường ĐH Sư phạm trên cả nước khi đồng loạt triển khai tự đánh giá kiểm định chất lượng các CTĐT Sư phạm.

Kết thúc đợt đánh giá này, trong tháng 5/2019, trường tiếp tục đợt đánh giá chất lượng 4 CTĐT để hoàn thành khảo sát, đánh giá chính thức tất cả CTĐT cử nhân sư phạm của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo GV cho CTGDPT mới. Đây chính là sự cam kết mạnh mẽ của nhà trường trong việc không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng để khẳng định vị trí tiên phong của mình trong đào tạo sư phạm.

Tiến sĩ Hà Thị Thu Thủy - Trưởng Khoa Lịch sử - Là một trong những khoa có chương trình đào tạo được chọn khảo sát, đánh giá đợt này nhận định: Kết quả của đợt đánh giá, kiểm định chất lượng CTĐT lần này đã chỉ ra điểm mạnh và điểm tồn tại của chương trình và quá trình đào tạo để các cán bộ của khoa có cơ sở lập kế hoạch nhằm cải tiến, khắc phục những tồn tại, xây dựng lộ trình phát triển CTĐT theo hướng vươn tới các chuẩn mực khu vực và quốc tế.

Công tác đào tạo GV lịch sử đáp ứng CTGDPT mới đang đứng trước nhiều thách thức, quá trình kiểm định, chương trình đã giúp cho các khoa rất nhiều về công tác đảm bảo chất lượng đào tạo GV, là động lực để các giảng viên trong khoa tiếp tục hoàn thiện những tiêu chuẩn, tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo GV, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục.

Chính vì những nguyên do ấy mà PGS.TS Mai Xuân Trường khẳng định: “Kiểm định là công tác sống còn của trường sư phạm nếu không muốn bị tụt hậu với giáo dục phổ thông đang được đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết số 29 của trung ương Đảng. Trên cơ sở kiểm định chất lượng ở tất cả các CTĐT cử nhân sư phạm để cho giảng viên thấy rằng hiện năng lực đào tạo của giảng viên đang yếu chỗ nào với GDPT để điều chỉnh lại cho sát với yêu cầu thực tế giáo dục phổ thông”.

Bài sau: Phát huy vai trò dẫn đường trong công cuộc đổi mới của trường sư phạm.

Tác giả bài viết: Bá Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:364

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập335
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm334
  • Hôm nay29,252
  • Tháng hiện tại879,598
  • Tổng lượt truy cập49,205,281
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944