Nhân tố chính quyết định thành công đổi mới giáo dục

Chủ nhật - 29/11/2020 18:47 294 0
GD&TĐ - Theo các đại biểu Quốc hội, đội ngũ nhà giáo có những đóng góp rất lớn vào thành tích chung của giáo dục nước nhà. Thầy cô là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục.
Nhân tố chính quyết định thành công đổi mới giáo dục

Nhân vật chính trong quá trình đổi mới

Trực tiếp đứng trên bục giảng, đại biểu Ka H’Hoa - Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội luôn tự hào vì mình là một nhà giáo. Đại biểu tâm niệm, nghề giáo là một nghề đặc biệt, “nghề cao quý trong các nghề cao quý” nên cần được cả xã hội tôn vinh. Nếu ví hiệu trưởng các trường phổ thông như những sĩ quan thì GV là những chiến sĩ trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bằng những việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp, đội ngũ nhà giáo có những đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của giáo dục nước nhà. “Qua những lần tiếp xúc cử tri, tôi được nghe và cũng được tận mắt chứng kiến không ít câu chuyện cảm động về những thầy, cô giáo không quản ngại khó khăn, vất vả để “cõng chữ” lên non. Ngay như ở vùng Tây Nguyên, rất nhiều thầy, cô dành cả thanh xuân của mình để bám trường, bám lớp, đem con chữ và ánh sáng tri thức đến với bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng xa xôi. Sự hi sinh thầm lặng đó đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ học trò khôn lớn, trưởng thành. Bản thân tôi cũng được nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành từ tình yêu thương chân thành đó – những thầy cô luôn tận tâm, tận lực, hết lòng vì học trò” - đại biểu Ka H’Hoa bộc bạch.

Đại biểu Quốc hội đoàn Đắk Nông khẳng định: Các thầy, cô giáo chính là sợi dây kết nối để xã hội có thêm niềm tin vào giáo dục, vào những điều tốt đẹp, những điều cao quý mà chính giáo dục đã tạo nên. “Tôi mong rằng, ngày 20/11 chính là dịp để chúng ta ghi nhận, tri ân và tôn vinh những đóng góp của đội ngũ nhà giáo nói chung và các nhà giáo vùng khó khăn nói riêng” - đại biểu Ka H’Hoa trao đổi, đồng thời nhấn mạnh: Cần nâng cao vị thế của nhà giáo trong xã hội. Đặc biệt, cần giáo dục sâu sắc cho HS và tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Chúng ta cũng cần giành nhiều sự quan tâm hơn nữa đến đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần đối với các thầy, cô giáo – những nhân vật chính trong sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Theo đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, đội ngũ GV có vai trò quan trọng. Đổi mới giáo dục có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ thầy, cô giáo. Vì thế, chất lượng đội ngũ GV là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục. Nói cách khác, để đổi mới giáo dục thành công thì vấn đề then chốt nằm ở phía GV.

Theo đó, mỗi thầy, cô giáo phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp, với hai nhiệm vụ cốt lõi là: Giáo dục và đào tạo. GV phải vừa dạy chữ, vừa dạy người. Điều đó cho thấy vai trò, trách nhiệm của mỗi nhà giáo trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho HS, giúp các em không ngừng phát triển, hoàn thiện nhân cách và tri thức.

Nhấn mạnh, đổi mới GD-ĐT lần này chú trọng về chất, đại biểu đoàn Bạc Liêu cho rằng, đội ngũ GV cần được chuẩn bị chu đáo và phải đi trước một bước. Bởi họ sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện công cuộc đổi mới GD-ĐT và là một trong những nhân tố trung tâm của công cuộc này. Thành công của đổi mới gần như phụ thuộc chủ yếu vào sự sẵn sàng của đội ngũ nhà giáo. Vì vậy, muốn đổi mới giáo dục thì phải có đủ số lượng đội ngũ. Lực lượng GV này phải có đủ năng lực, phẩm chất để thực thi nhiệm vụ đổi mới. Do đó, việc cần làm lúc này là đào tạo, đào lại đội ngũ để họ thích ứng và sẵn sàng thực hiện, trong đó có Chương trình, sách giáo khoa mới.

Nhân tố chính quyết định thành công đổi mới giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Một lớp học của Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Yên Mỹ, Hưng Yên). Ảnh: Sỹ Điền

Chăm lo bằng chính sách bền vững

Về Chương trình giáo dục phổ thông mới, đại biểu Tạ Văn Hạ chia sẻ: Vai trò của GV cũng có những thay đổi nhất định. Theo đó, GV được tự chủ hơn trong dạy – học và thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, GV phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức. GV phải biết sử dụng công nghệ thông tin, tích cực đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Đồng thời, GV chủ động nêu cao tinh thần tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của GD-ĐT. Mặt khác, nhà giáo phải chịu được áp lực công việc trước đòi hỏi ngày càng cao phụ huynh và xã hội.

Khẳng định, giáo dục đang đổi mới đúng hướng và hiệu quả, được sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội; đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, GV được coi là yếu tố then chốt và là nhân tố quan trọng quyết định đến thành công của đổi mới giáo dục. Mỗi nhà giáo chính là chiến sĩ, là những kỹ sư tâm hồn, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của HS. Nói cách khác, nhà giáo chính là người dạy chữ kết hợp với dạy người. Họ là những “kỹ sư tâm hồn” chăm chút từng trang giáo án, từng giờ lên lớp để mang đến cho người học những bài học hay, những giờ học hạnh phúc.

“Trong công cuộc đổi mới giáo dục, mỗi nhà giáo sẽ là nhà giáo dục, chứ không phải là “thợ dạy”. Bước vào thời kỳ 4.0, đội ngũ nhà giáo cần nhập cuộc, để thích nghi với bối cảnh mới” - đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai nhấn mạnh, đồng thời cho rằng: Giáo dục được coi là máy cái của các nguồn nhân lực. Vì thế, chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng nền giáo dục. Mà chất lượng nền giáo dục được quyết định phần lớn bởi chất lượng của đội ngũ GV và các nhà quản lý.

Trên cơ sở đó, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng GV để họ chủ động bắt nhịp với công cuộc đổi mới giáo dục, mà trước mắt là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời quan tâm, chăm lo đến đội ngũ nhà giáo bằng nhiều chính sách bền vững chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề lương và thu nhập.

Phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đồng thời có chính sách để thu hút người tài giỏi vào ngành Giáo dục. - Đại biểu Tạ Văn Hạ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2322 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập399
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm394
  • Hôm nay47,362
  • Tháng hiện tại897,708
  • Tổng lượt truy cập49,223,391
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944