Những quốc gia châu Á nào có kỳ thi tuyển sinh Đại học căng thẳng nhất?

Thứ bảy - 23/06/2018 03:32 1.535 0
GD&TĐ - Ngày 9.6, gần 10 triệu học sinh Trung Quốc “thở phào” sau khi kỳ thi tuyển sinh đại học của nước này (còn gọi là “Cao Khảo”) kết thúc, sau 3 ngày thi căng thẳng. Áp lực thi cử từ những kỳ thi như vậy không chỉ là hiện tượng ở Trung Quốc, mà tồn tại ở nhiều khu vực và quốc gia châu Á khác.
Những quốc gia châu Á nào có kỳ thi tuyển sinh Đại học căng thẳng nhất?

Trong kết quả khảo sát khoa học và toán học quốc tế, cũng như bảng đánh giá sinh viên quốc tế (PISA), các nước châu Á luôn vượt trội hơn so với hầu hết quốc gia khác. Chẳng hạn như trong bảng xếp hạng PISA mới đây, những nước trong top đầu, như Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc và Nhật Bản, đều có kỳ thi ĐH mang tính cạnh tranh rất cao và đầy áp lực.

Trung Quốc đại lục

Tại Trung Quốc đại lục, kỳ thi Cao Khảo có thể là cơ hội hoặc dấu chấm hết cho tương lai của 1 học sinh. Vậy nên, kỳ thi này luôn diễn ra cực kỳ khắc nghiệt.

Có nhiều câu chuyện “khó tin nhưng có thật”, liên quan đến kỳ thi này, như học sinh phải tiêm thuốc hỗ trợ khả năng tập trung của trí óc, hay nữ sinh phải dùng thuốc để “hoãn ngày đèn đỏ” cho đến sau khi thi xong.

Nhiều bậc cha mẹ còn đặt phòng khách sạn gần điểm thi để con cái nghỉ ngơi giữa các bài thi, cầu nguyện bên ngoài phòng thi hay chặn đường quanh điểm thi để hạn chế tiếng ồn.

Theo trang Sohu.com, trong kỳ thi ĐH năm 2016, chỉ 2% trong số thí sinh dự thi được nhận vào top 38 trường hàng đầu tại Trung Quốc và chỉ 0,05% có thể vào 2 trường ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh, những nơi được xem là “Oxford và Cambridge của Trung Quốc”.

Với 9,4 triệu thí sinh, con số trên đồng nghĩa với việc chỉ có 188 ngàn thí sinh đủ điểm vào top 38 trường ĐH và 4.700 học sinh được nhận vào trường ĐH Thanh Hoa hay Bắc Kinh.

Hong Kong

Hong Kong vốn nặng về văn hóa thi cử và kỳ vọng từ gia đình rất cao, bắt đầu ngày từ khi trẻ đi học.

Thông thường, khi 9 tuổi, học sinh tại Hong Kong tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và toán học.

Năm 2015, hàng chục ngàn phụ huynh ở Hong Kong ký đơn yêu cầu huỷ bỏ kỳ thi này. Điều này khiến 1 số trường tẩy chay kỳ thi và buộc chính phủ thừa nhận hệ thống này có vấn đề.

Theo 1 báo cáo toàn cầu năm 2017 của ngân hàng HSBC, 88% bậc cha mẹ tại Hong Kong phải thuê gia sư riêng cho con cái, thấp hơn tỉ lệ 93% tại Trung Quốc đại lục, nhưng cao hơn mức trung bình toàn cầu là 63%.

Gần 1/2 trong số này cho biết, họ phải từ bỏ thời gian cá nhân hay thú vui để giúp con cái thành công trong học tập.

Trong năm học 2016-2017, trường ĐH Hong Kong tuyển 10.062 sinh viên. Mặc dù trường không công bố số học sinh dự thi, nhưng trong các năm trước đó, số hồ sơ dự thi trung bình là khoảng 50 ngàn.

Singapore

Học sinh tiểu học tại Singapore phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp tiểu học quốc gia (PSLE), sau 6 năm học. Điểm thi sau đó sẽ được gửi đến các trường trung học và học sinh được chọn dựa trên kết quả này.

Theo quy định của Bộ Giáo dục Singapore, học sinh được phân vào 3 chương trình phù hợp với năng lực, dựa trên kết quả PSLE. Những học sinh nằm trong top đầu sẽ tham gia thi ĐH sau khi tốt nghiệp trung học, trong khi những học sinh ở top dưới thường đi học nghề.

Năm 2014, Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD), cơ quan thiết lập bảng đánh giá PISA, công bố kết quả khảo sát cho thấy, mỗi tuần trung bình 1 học sinh Singapore 15 tuổi dành khoảng 9 tiếng cho bài tập về nhà.

Mặc dù được OECD đánh giá là “hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới” vào năm 2015, nhưng chính phủ Singapore vẫn phải tìm cách giảm áp lực và lo lắng do tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong hệ thống giáo dục và văn hóa thuê gia sư riêng tại nước này.

Việc cạnh tranh vào các trường ĐH hàng đầu ở Singapore cũng rất khắc nghiệt. Năm nay, Trường ĐH Quốc gia Singapore nhận được khoảng 28 ngàn hồ sơ dự thi, nhưng trường chỉ tuyển 7 ngàn sinh viên.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, khi diễn ra kỳ thi ĐH (còn gọi là Suneung), các văn phòng làm việc tại nước này thường đóng cửa muộn, nhằm giúp tránh tình trạng kẹt xe. Ngoài ra, nhiều máy bay cũng hoãn cất và hạ cánh trong thời gian diễn ra 1 số buổi thi.

Theo báo cáo hồi năm 2017 của Viện Giáo dục và Chăm sóc Trẻ em Hàn Quốc, văn hóa học tập của nước này khởi đầu rất sớm. Hơn 83% trẻ em 5 tuổi tham gia các chương trình giáo dục văn hóa sau giờ học chính khóa (còn gọi là hagwon).

Sau khi kết quả PISA năm 2016 được công bố, BBC đưa tin, 3 học sinh của xứ Wales (Anh) đến Hàn Quốc trải nghiệm đời sống học sinh trung học và nhận thấy học sinh ở đây dành đến 16 tiếng mỗi ngày để học trước các kỳ thi.

Tỉ lệ tự tử tại Hàn Quốc cao thứ 2 trên toàn cầu và cao nhất trong số 34 nước thành viên OECD. Tự tử là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong giới trẻ Hàn Quốc và đa số lý do được cho là áp lực của gia đình và xã hội đối với chuyện học hành.

Nhật Bản

Hiện Nhật Bản trong quá trình thay đổi kỳ thi ĐH chuẩn hóa và nước này đặt mục tiêu ưu tiêu hướng đến tính phản biện cho kỳ thi ĐH vào năm 2020.

Các trường dạy thêm và luyện thi rất phổ biến tại Nhật Bản. Vào cuố cấp trung học, học sinh sẽ tham gia 1 kỳ thi mang tính quyết định đến tương lai và giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi này được xem là “địa ngục thi cử”.

Nhiều trường ĐH tại Nhật Bản còn tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng, trong khi các công ty rất chú ý đến nền tảng giáo dục của nhân viên và điều này khiến mức độ cạnh tranh vào các trường ĐH hàng đầu trở nên quyết liệt.

Những học sinh không trúng tuyển vào trường ĐH mà họ mong muốn thường dành 1 năm để thi lại. Năm 2011, khoảng 442 ngàn học sinh Nhật Bản thi ĐH lần đầu tiên và trong số này có 110 ngàn quyết định thi lại vào năm sau.

Theo 1 nghiên cứu hồi năm 2014, khoảng 58% học sinh Nhật Bản, những người phải thi lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, bị căng thẳng do cảm giác sợ “trượt ĐH” và lo lắng khi phải thi lại.

Theo phó khoa Giáo dục tại ĐH Hong Kong, tình trạng này gần như giống nhau tại châu Á. Khi các quốc gia phát triển về kinh tế và giáo dục, nhiều bậc cha mẹ đủ khả năng gửi con ra nước ngoài để không phải trải qua các kỳ thi như “Cao Khảo” và xã hội cũng chú trọng hơn đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Tuy nhiên, đối với những người không đủ khả năng thì việc “vào được trường tốt và công việc tốt là cách duy nhất để đi lên”.

Tác giả bài viết: Theo Lê Quảng (theo SCMP) baobinhdinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:364

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập413
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm411
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại888,779
  • Tổng lượt truy cập49,214,462
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944