Tán thành đề xuất chính sách miễn học phí đối với học sinh THCS

Thứ hai - 17/09/2018 06:03 402 0
GD&TĐ - Đề xuất chính sách không thu học phí đối với học sinh THCS trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã nhận được sự đồng tình của nhiều nhà giáo và chuyên gia.
Tán thành đề xuất chính sách miễn học phí đối với học sinh THCS

Nếu phổ cập bắt buộc đến cấp THCS thì phải miễn tiền học

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), nếu phổ cập bắt buộc đến cấp THCS thì phải miễn tiền học đối với học sinh ở cấp này. Hiện nay học phí các trường THCS công lập không lớn lắm, nhà nước có thể cân đối ngân sách để thực hiện việc này.

Về học phí, thầy Nguyễn Xuân Khang nêu quan điểm, về nguyên tắc tất cả các trường học, cấp học, bậc học, loại hình trường học kể cả công, tư đều phải thực hiện thu đủ chi.

Đối với trường công lập, nguồn thu bao gồm ngân sách nhà nước cấp, học phí và nguồn xã hội hóa. Ngân sách nhà nước cấp đủ thì không cần học phí và xã hội hóa. Ngược lại, ngân sách nhà nước eo hẹp thì học phí và nguồn xã hội hóa được phép tăng lên đủ chi cần thiết.

Còn đối với trường tư thục, nhà nước không cấp ngân sách, học phí và nguồn xã hội hóa được tự thỏa thuận với người học để bảo đảm đủ chi.

Liên quan đến vấn đề này, PGS Trần Thị Tâm Đan - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, rất nên áp dụng nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục, đào tạo.

Trên cơ sở này, cần cân nhắc giữa khả năng của ngân sách và khả năng thanh toán của người học hoặc gia đình người học trong từng giai đoạn để xác định mức thu học phí của từng cấp, bậc học và thực hiện chính sách đối với các đối tượng người học.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển

Tại hội nghị góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã có văn bản đóng góp ý kiến. Theo đó, Hội Cựu giáo chức cho rằng, nên ghi là phổ cập bắt buộc từ THCS trở xuống, nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo cho con em người dân đã đóng thuế. Do đó không thu học phí đối với học sinh THCS là hợp lý.

Trong thời đại hiện nay, cạnh tranh trong giáo dục là cạnh tranh sức mạnh kinh tế, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Cần tách ngân sách giáo dục quốc phòng, an ninh ra khỏi ngân sách giáo dục, nếu không sẽ méo mó trong đánh giá.

Về học phí, Hội Cựu giáo chức đặt vấn đề, việc xác định nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo là như thế nào, đã tính trừ phần người dân đã đóng thuế chưa? Cần xác định lượng trần học phí, tức là có quy định mức trần/khung học phí cho từng vùng. Đồng thời nhà nước có hỗ trợ một phần cho các trường tư thục trong học phí.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1002 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2324 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2199 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập467
  • Hôm nay50,746
  • Tháng hiện tại960,338
  • Tổng lượt truy cập49,286,021
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944