Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

Thứ sáu - 09/11/2018 05:56 487 0
GD&TĐ - Ngày 9/11, tại Gia Lai, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, lãnh đạo Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của 25 tỉnh đến từ khu vực Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ nằm trong Đề án.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”. Đề án được áp dụng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.

Mục tiêu cụ thể Đề án: Đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em DTTS trong độ tuổi Mẫu giáo được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi; mỗi năm, 100% học sinh Tiểu học DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số - Ảnh minh hoạ 2
  Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc

Qua thời gian triển khai, Đề án đã đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Đến nay, số trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số tại tỉnh được tăng cường tiếng Việt trước khi lên lớp 1 đạt tỷ lệ 100%. Ngoài ra, đã có trên 95% trẻ dân tộc thiểu số nhận biết nhanh và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt

Nhờ đó đã đưa chất lượng học tập của trẻ em dân tộc thiểu số ngày càng chuyển biến tích cực, học sinh mạnh dạn, tự tin và thích đến trường.

Tại hội nghị các đại biểu thể hiện sự quyết tâm thực hiện hoàn vượt kế hoạch của Đè án đặt ra. Theo đó, huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần trên lớp của học sinh DTTS; duy trì công tác tổ chức bán trú dưới hình thức bán trú dân nuôi và bán trú tập trung; tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.

Kết luận hội nghị trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án như: 100% trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp độ tuổi; 100% học sinh tiểu học dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức giúp các em đọc thông viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp học và chuẩn bền vững khi lên học ở cấp THCS... 

Tác giả bài viết: Trúc Hân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập572
  • Hôm nay74,199
  • Tháng hiện tại983,791
  • Tổng lượt truy cập49,309,474
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944