Thiết bị dạy học không đơn giản là đồ chơi hay vật khởi động học tập

Thứ hai - 17/05/2021 08:36 1.603 0
GD&TĐ - Thiết bị dạy học (TBDH) đóng vai trò quan trọng khi triển khai Chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) mới. Theo chủ biên SGK ở các bộ môn sử dụng nhiều TBDH, không đơn giản là đồ chơi hay vật khởi động học tập
Thiết bị dạy học không đơn giản là đồ chơi hay vật khởi động học tập

Theo chủ biên SGK ở các bộ môn sử dụng nhiều TBDH, không đơn giản là đồ chơi hay vật khởi động học tập của HS, TBDH cụ thể hóa kiến thức trong sách ra thực tế, thúc đẩy quá trình tiếp thu của trò.

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - Chủ biên SGK Toán lớp 1, lớp 2 và 3 (Bộ SGK Cánh Diều): Nói suông, dạy chay tất yếu hiệu quả dạy học sẽ thấp

Đứng trên 2 phương diện lý luận lẫn thực tiễn, TBDH cực kỳ quan trọng và cần thiết. TBDH là giá mang kiến thức chứ không phải là đồ chơi hay vật khởi động học tập của học sinh.

Đặc biệt, với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng, tiến trình học môn Toán đi từ thực hành bằng tay, thao tác trên đồ vật thật, hình dung, tiếp thu kiến thức, TBDH càng không thể thiếu. Hơn thế, đứng về yêu cầu của CT, SGK mới trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học, TBDH là phần không thể thiếu của tiến trình dạy, học.

“Phi nữ trang bất thành nhi nữ”, cũng tương tự như vậy với giáo viên khi lên lớp không chuẩn bị cho HS làm bài, thao tác trực tiếp trên thiết bị học tập không thể nói tới đổi mới phương pháp dạy học và phát triển năng lực học trò…

Ở môn Toán học, TBDH (đặc biệt học sinh từ lớp 1 - 3) hết sức quan trọng. Không có đồ dùng dạy học, giáo viên chỉ dạy chay, học sinh sẽ khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức. Về phía người dạy cũng mất nhiều công sức trong việc dạy. Chỉ cần một vài que tính, khối hình… trẻ được cầm, nắm có thể đếm và thao tác toán học nhanh chóng, hiệu quả. Nếu chỉ nói suông, dạy chay hiệu quả dạy học rất thấp.

Nếu trong hoàn cảnh TBDH cơ bản thiếu, nhà trường, GV nên khắc phục bằng nhiều cách. Trong đó có việc GV tự làm TBDH cơ bản để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên, học sinh. Miễn sao có thể tạo cho mỗi học sinh, nhóm học sinh những TBDH để thao tác học tập. Dạy “chay” sẽ hạn chế cả giáo và học sinh.

Thiết bị dạy học không đơn giản là đồ chơi hay vật khởi động học tập - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt.

TS Trần Thị Biển – Chủ biên SGK môn Mỹ Thuật lớp 1- 3 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống): Hiểu đúng, mua đủ

TBDH đóng vai trò không thể thiếu trong dạy và học môn mỹ thuật bởi nó hỗ trợ cho cả giáo viên và học sinh trong việc phát triển kiến thức cũng như bảo đảm chất lượng khi triển khai CT, SGK mới.

Tuy nhiên khi biên soạn SGK Mỹ Thuật lớp 1-3 các tác giả đã đề cập, hướng dẫn vấn đề làm sao để TBDH phù hợp với yếu tố vùng miền, địa phương. Thậm chí những nơi khó khăn về cơ sở vật chất, TBDH vẫn có thể thay thế, tự tạo để hoạt động dạy học hiệu quả.

Ví như: Những nơi nghèo, vùng sâu xa, quá trình dạy học cả giáo viên và học sinh không tiếp cận được với màu sáp, đất nặn, giấy màu…, giáo viên có thể sử dụng lợi thế nơi mình sinh sống, tận dụng những đồ từ phế thải như vải thừa, cành cây, cát sỏi… để vận dụng thành TBDH và học liệu để học sinh làm thành sản phẩm theo yêu cầu bài học đặt ra.

Trên thực tế, cùng 1 chủ đề dạy học ở 3 nơi với 3 đối tượng học sinh, vùng miền, điều kiện khác nhau, học liệu có thể tận dụng để có kết quả tốt không chứ phải trang bị dư thừa đầy đủ, học sinh mới học tốt.

Thực tế cho thấy, không ít học sinh ở nơi có đầy đủ thiết bị học tập nhưng sản phẩm mà các em làm ra dù đạt yêu cầu bài học nhưng vẫn thiếu sự trải nghiệm thực tế, sáng tạo riêng. Còn nơi thiếu thốn,  các em đã biết tận dụng giấy vụn, giấy màu, màu sắc từ hoa lá, cây cỏ… nên sản phẩm không chỉ đạt yêu cầu mà còn phong phú sáng tạo. Với học sinh  nơi đặc biệt khó khăn, sản phẩm của HS vận dụng từ vải vụn, cát, cành cây, lá cây… cũng vẫn bảo đảm được yêu cầu bài học tốt.

Trong các tình huống cụ thể rất cần sự linh hoạt của người dạy và người học để có thể vận dụng thay thế TBDH còn thiếu trong điều kiện cụ thể. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa không cần đến TBDH. TBDH cần được các nhà trường, địa phương hiểu đúng mua đủ, không thể thiếu nhưng cũng không cần quá nhiều, lãng phí. Chúng tôi khuyến khích TBDH ở mức độ giúp người dạy và học đạt được kết quả tốt nhất, linh hoạt theo điều kiện của địa phương…

Thiết bị dạy học không đơn giản là đồ chơi hay vật khởi động học tập - Ảnh minh hoạ 3
TS Trần Thị Biển (ngoài cùng bên phải).

TS Đỗ Thị Minh Chính – Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK môn Âm nhạc 1 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống): Giúp học sinh gắn với thực hành và trải nghiệm

Để dạy học theo định hướng phát triển năng lực, môn Âm nhạc được thiết kế thành nhiều hoạt động. Các hoạt động đòi hỏi sự tương tác (đặc biệt tương tác của học sinh) rất nhiều. Do đó, TBDH đóng vai trò hỗ trợ giáo viên và học sinh tổ chức hoạt động, giúp người học gắn với thực hành và trải nghiệm.

Thực hành và trải nghiệm âm nhạc giúp học sinh gắn với cảm thụ âm thanh, hình ảnh, tiết tấu, nhịp điệu mà chỉ TBDH mới hỗ trợ hữu hiệu, tích cực nhất.

Có TBDH, giáo viên có thể bớt thời gian làm động tác cơ thể. Giáo viên và học sinh có nhiều quỹ thời gian thực học trong 1 tiết học. TBDH cũng giúp giáo viên khai thác, thiết kế bài học, tiếp cận đa dạng. TBDH không thể thiếu và quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

Với môn Âm nhạc, khi TBDH chưa được trang bị cơ bản, nhà trường và giáo viên có thể tự tạo để linh hoạt dạy học. Giáo viên có thể làm 2 nguồn học liệu cho môn Âm nhạc theo cách: 1 là lấy hình ảnh video từ trên mạng để dạy học; 2 là học liệu bằng âm thanh tạo ra từ điện thoại di động kết nối với loa Bluetooth để dạy học sinh.

Ngoài những nhạc cụ nói trên, giáo viên cũng có thể tự tạo âm thanh, tiết tấu từ vỏ dừa, trai lọ, ống nhựa, sỏi, chìa khóa, thước kẻ, thanh gỗ…

Trong trường hợp “chay” hoàn toàn về TBDH, bản thân giáo viên chính là thiết bị âm nhạc để dạy học. Giáo viên có thể tạo ra âm thanh, tiếng hát từ giọng hát, kĩ năng nghề. Hoặc còn có thể vận dụng cơ thể, chân tay để giậm, gõ, vỗ… kết hợp giọng hát cũng có thể làm cho giờ học thêm sinh động. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập549
  • Hôm nay108,870
  • Tháng hiện tại1,018,462
  • Tổng lượt truy cập49,344,145
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944