Thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học tại Thanh Hóa: Thầy và trò dạy - học chay

Thứ năm - 24/09/2020 23:33 425 0
GD&TĐ - Năm học 2020 - 2021 địa phương đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 1 và khối lớp khác. Tuy nhiên, với giáo dục miền núi của tỉnh Thanh Hóa, vấn đề thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học đang hiện hữu.
Thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học tại Thanh Hóa: Thầy và trò dạy - học chay

Thầy trò học... chay

Năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Trung Tiến, huyện vùng cao biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) có 4 lớp 1, với tổng số 55 học sinh. Trong đó, có 3 lớp phải học tại các điểm lẻ, gồm: Bản Poọng, Chè và Lốc. Còn điểm trường chính đặt tại khu trung tâm ở Tiểu khu Km 22, xã Trung Tiến. 

Thầy Lê Đức Chúc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Tiến cho biết: 55 học sinh được chia thành 4 lớp. Nhà trường được tỉnh cấp 55 bộ sách giáo khoa mới để phát cho các con học theo chương trình thay sách. Tuy nhiên, trang thiết bị và đồ dùng dạy học, nhà trường chỉ được cấp 1 bộ. Trong đó, có 1 máy chiếu, 1 máy vi tính, 1 tivi và kèm theo bộ đồ dùng học Toán, tiếng Việt, mô hình....

“Do chỉ có 1 bộ thiết bị, đồ dùng dạy học, nhà trường phải ưu tiên cho điểm trường ở trung tâm. Tại các điểm lẻ, giáo viên phải dùng điện thoại để truy cập, nghiên cứu tài liệu”, thầy Chúc cho hay.

Cũng theo thầy Chúc, điều kiện ở miền núi còn khó khăn, học sinh nơi đây thiệt thòi hơn so với vùng thuận lợi. Theo quy định, tỉnh chỉ cấp 1 bộ thiết bị, đồ dùng dạy học với trường có 4 lớp 1 trở xuống. Điều này khiến trường ở vùng sâu, xa vốn khó khăn nay càng vất vả hơn trong việc dạy học, trò điểm lẻ cũng thiệt thòi hơn.

Còn tại Trường Tiểu học Trung Thượng (Quan Sơn), năm học mới này có 229 học sinh. Trong đó, có 41 học sinh lớp 1 tại ba điểm trường, gồm: Khu chính ở bản Ngàm, khu Bàng và bản Khạn (cách khu chính 11 km). 

Cô  Đỗ Thị Lợi - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Thượng chia sẻ: 

Năm học mới, nhà trường có 1 bộ thiết bị gồm: 1 máy chiếu, máy tính và  tivi. Do đó, mỗi khi các lớp có nhu cầu sử dụng, giáo viên lại di chuyển máy móc đến lắp đặt tại các lớp rất mất thời gian. Bên cạnh đó, sóng điện thoại, Internet ở đây cũng yếu, chập chờn, mỗi khi cần vào mạng để tìm tài liệu học tập hoặc phát lên máy chiếu cho học sinh xem vừa lâu, chất lượng hình ảnh kém.

Cũng theo cô Lợi, do thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học, nên thầy và trò ở các điểm lẻ đang phải học chay. Bên cạnh đó, hiện nhà trường cũng chưa có nhà hiệu bộ, phòng chức năng, và thiếu tới 6 phòng học. 

Thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học tại Thanh Hóa: Thầy và trò dạy - học chay - Ảnh minh hoạ 2

Trường miền núi thiếu nhiều thiết bị

Ông Lê Minh Thư, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) trao đổi: UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ cấp đồ dùng, trang thiết bị dạy học dựa trên đầu trường. Mỗi trường tiểu học, nếu có quy mô 4 lớp 1 trở lên, được cấp 2 bộ thiết bị, đồ dùng dẫn đến thiếu cục bộ. Sau khi thống kê tại các trường, hiện Lang Chánh còn thiếu 25 bộ đồ dùng dạy học (mỗi trường 1 bộ) với giá ước tính 450 triệu đồng. 

“Với vùng đặc biệt khó khăn, để điều tiết bộ đồ dùng vô cùng khó. Bởi lẽ,  trường quy mô 8 lớp, nhưng có tới 2 hoặc 3 điểm lẻ, thậm chí còn có cả lớp ghép, việc điều tiết đồ dùng dạy học không đơn giản. Bên cạnh đó, tiểu học đang thiếu gần 60 giáo viên, với gần 14 giáo viên MN, THCS thiếu gần 20 giáo viên”, ông Thư nói.

Còn ông Lê Đình Xuân – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn cho hay: Địa phương có 38 điểm trường tiểu học, trong đó có 24 điểm lẻ. Số lớp 1 của toàn huyện là 49/910 học sinh. “Bước vào năm học mới, huyện được tỉnh cấp 957 bộ sách giáo khoa lớp 1 để phát cho các cháu học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, số thiết bị dùng chung cho 5 khối lớp,  huyện chỉ được cấp 17 bộ, bình quân mỗi trường 1 bộ. Còn thiết bị dành cho GV, mỗi môn cơ bản và môn đặc thù được 1 bộ và 510/910 học sinh có thiết bị học tập”, ông Xuân cho hay.

Theo ông Mai Xuân Giang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, việc thiếu các thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư 05 của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là thiếu hạ tầng thông tin thiết yếu tại các vùng khó khăn, làm giảm hiệu quả  Chương trình giáo dục phổ thông mới. 

“Mường Lát có 30 bản chưa có điện lưới quốc gia, trong đó, có khoảng 15 bản có điểm trường lẻ. Như vậy, học sinh lớp 1 học ở điểm trường tại bản chưa có điện, thậm chí chưa có sóng điện thoại, việc tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới, trang thiết bị phục vụ dạy học là chưa thể”, ông Giang nói.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập462
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm461
  • Hôm nay91,387
  • Tháng hiện tại1,000,979
  • Tổng lượt truy cập49,326,662
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944