Trường vùng cao giữ hơi ấm trong những ngày “siêu” rét

Thứ tư - 30/12/2020 19:38 238 0
GD&TĐ - Đối với các trường vùng cao, khi không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét đậm rét hại cũng là lúc công tác phòng, chống rét, chăm lo đời sống, sinh hoạt, học tập cho học sinh (HS) được quan tâm đặc biệt.
Trường vùng cao giữ hơi ấm trong những ngày “siêu” rét

Nỗ lực vượt khó

Thầy Đỗ Văn Long – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Xín Cái (huyện Mèo Vạc - Hà Giang) cho biết: Trường cách trung tâm xã Xín Cái 16km, không thuộc vùng có khí hậu lạnh nhất huyện Mèo Vạc song mùa đông năm nào GV, HS cũng chịu ảnh hưởng hàng chục đợt rét đậm dưới 10 độ.

Ngày 30/12, nhiệt độ ban ngày ghi nhận 10-12 độ. Vào 31/12, ngày cuối cùng trong năm 2020 được dự báo nhiệt độ xuống sâu thêm 3-5 độ. Do đó, dù khó khăn về cơ sở vật chất song nhà trường xác định phải làm tốt công tác phòng chống rét để duy trì sĩ số và ổn định chất lượng giáo dục.

Nhà trường đã yêu cầu GV tuyệt đối không triển khai các hoạt động giáo dục ngoài trời, buổi tối HS được mang sách vở về phòng học ôn thay vì học tập trung tại phòng học tập thể. Đặc biệt, nhà trường đã phát tăng cường quần áo rét của các đoàn tài trợ ủng hộ HS đảm bảo mặc ấm.

Thầy Đỗ Văn Long thông tin: Bắt đầu bước vào mùa đông, BGH đã yêu cầu bộ phận nấu bếp tăng cường giữ nhiệt bữa ăn bán trú. Khi HS ngồi vào bàn ăn mới bắt đầu chia cơm canh, thức ăn ra bát HS. Trong các phòng bán trú, giường HS đã kê sát gần nhau để HS nằm sát nhau, đảm bảo đảm giữ nhiệt.

Trường vùng cao giữ hơi ấm trong những ngày “siêu” rét - Ảnh minh hoạ 2
HS trường PTDTBT TH Xín Cái (huyện Mèo Vạc - Hà Giang) học tập trong các lớp học kín gió. 

Tuy vậy, thầy Đỗ Văn Long còn trăn trở khi toàn trường có 809 HS (96% dân tộc Mông), hơn 300 HS bán trú nhưng chỉ có 2 bình nóng lạnh để đảm bảo nước ấm cho các hoạt động vệ sinh hàng ngày. Mặt khác, chăn đệm giữ ấm dù hiện tại còn đủ nhưng chất lượng đã xuống cấp chỉ có thể dùng hết vụ rét năm nay. Để sắm mới cho HS, nhà trường chủ yếu trông chờ vào hỗ trợ của các đoàn từ thiện.

Cô Hoàng Thị Chinh – Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Việt Chu - xã Thống Nhất (huyện Hạ Lang - Cao Bằng) cũng chia sẻ: Thời tiết ngày 30/12 tại Hạ Lang đã xuống dưới 10 độ nhưng HS duy trì ở mức 98%. Các cô giáo đang triển khai mọi biện pháp giữ ấm cho trẻ như: Lùi thời gian đưa đón trẻ từ 15-30 phút hàng ngày. Có nước ấm đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi cần. Tiếp tục khảo sát, đóng và che kín các khe cửa lớp học để tránh cho trẻ khỏi bị gió lùa…

“Dự báo thời tiết rong vài ngày tới nhiệt độ giảm mạnh, Hạ Lang về đêm có thể còn 1-2 độ, sáng tăng 5-6 độ và cao nhất 8-9 độ. Như vậy với trẻ MN sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ, trong khi đó 107 HS từ 3-5 tuổi nếu tới trường vẫn sinh hoạt trong các phòng học chưa có lò sưởi, ngủ trên nền xốp, đắp chăn, không có đệm. 100% lớp phòng lớp học không có nhà vệ sinh khép kín…”- Cô Chinh cho biết.

Trường vùng cao giữ hơi ấm trong những ngày “siêu” rét - Ảnh minh hoạ 3
Nhiều trường học tại các huyện vùng cao Lào Cai đã đảm bảo được nước nóng trong sinh hoạt cho HS

Tăng cường cơ sở vật chất phòng chống rét

Thầy Vi Hoài Thanh – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH &THCS A Mú Sung huyện Bát Xát – Lào Cai cho biết: Để đối phó với những đợt rét đậm từ đầu mùa lạnh, nhà trường đã chuẩn bị chu đáo từ khâu tuyên truyền PHHS chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn mũ ấm cho HS khi đến trường.

Đối với các bữa ăn bán trú, nhà bếp sẽ tính toán để tăng dinh dưỡng hợp lý nhất theo từng bữa trong ngày. Ngoài nguồn rau xanh tự trồng nhà trường tăng cường nguồn tài trợ vào các bữa ăn cho HS để đảm bảo đầy đủ cả lượng và chất, các món ăn đa dạng hợp khẩu vị.

Thầy Vi Hoài Thanh chia sẻ: Trường vừa đầu tư gần 2 triệu để mua mới 40 âu đựng cơm canh giữ nhiệt cho HS. Hệ thống ủ nước nóng 5 khối có kinh phí đầu tư ban đầu hơn 20 triệu cũng chính thức đưa vào sử dụng để đảm bảo cho HS bán trú có nước nóng để tắm, đánh răng, rửa mặt 24/24h hàng ngày.

Trường vùng cao giữ hơi ấm trong những ngày “siêu” rét - Ảnh minh hoạ 4
HS được học tập buổi tối ngay tại phòng ở

“Công tác phòng chống rét cho gần 300 HS bán trú (từ lớp 3-9)/553 HS toàn trường tại điểm trường chính và 8 điểm trưởng lẻ đã cơ bản hoàn tất và có sự yên tâm nhất định. Các lớp học đều đóng, che kín gió, bên trong đảm bảo ánh sáng học tập. Với HS ở điểm lẻ, nếu không về trưa nhà trường cũng đảm bảo được chăn đệm cho các em ngủ trưa tại lớp…” – Thầy Vi Hoài Thanh thông tin.  

Ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà (Lào Cai) cũng cho biết: Các biện pháp tăng cường phòng chống rét đảm bảo sức khỏe HS, tỉ lệ chuyên cần hàng ngày… đã được phòng GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường học.

Hàng loạt giải pháp được đưa ra như: Hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung HS ngoài trời. Tích cực tuyên truyền cho PH, HS phòng chống rét, biết giữ ấm cơ thể, đảm bảo vệ sinh cá nhân...

Phòng GD&ĐT vừa đầu tư kinh phí mua thiết bị giữ nhiệt bữa ăn cho hầu hết các trường trong huyện.

Phòng cũng chỉ đạo các nhà trường theo dõi và căn cứ tình hình thực tế khi có rét đậm, rét hại trên địa bàn sẽ nhanh chóng thông báo tới PHS và cho HS nghỉ học theo quy định. Sau khi thời tiết ấm trở lại sẽ tổ chức dạy, học đúng kế hoạch…

Thầy Dương Xuân Chính – Hiệu trưởng Trường TH Sa Pa (huyện Sa Pa - Lào Cai) nơi có nhiệt độ lạnh nhất Lào Cai cho biết: Trường có 1229 HS (trong đó 98 HS bán trú). Ở đợt lạnh tuần trước, nhà trường phải cho HS nghỉ học một hôm vì dưới 6 độ.

Trường vùng cao giữ hơi ấm trong những ngày “siêu” rét - Ảnh minh hoạ 5
Ngành giáo dục Bắc Hà (Lào Cai) đã đầu tư mua sắm bình ủ giữ nhiệt cơm cho các trường học. 

Ngày 30/12, sáng và chiều có mưa phùn, nhiệt độ ở mức 8-9 độ nhưng tỉ lệ chuyên cần của HS vẫn duy trì 98%. Trong lớp GV phải tổ chức nhiều hoạt động khởi động để giữ ấm cho HS. Ngoài ra các lớp học đều có lò sưởi điện.

Nhà trường đang theo dõi sát diễn biến thời tiết các ngày tiếp theo, nếu nhiệt độ tiếp tục giảm trước khi đợt rét kỷ lục tràn về công tác phòng, chống rét đã được các trường triển khai sớm, chủ động, có sự đầu tư tăng cường về cơ sở vật chất… để hạn chế tối đa ảnh hưởng của giá rét tới sức khỏe và việc học tập của GV và HS.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2197 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm408
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại935,218
  • Tổng lượt truy cập49,260,901
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944