Tự mở ngành đào tạo, chất lượng có tăng?

Thứ bảy - 21/09/2019 20:15 402 0

Tự mở ngành đào tạo, chất lượng có tăng?

GD&TĐ - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) đã tập trung sửa đổi một số quy định liên quan tới tự chủ đại học. Đã có 23 trường đại học (ÐH) được giao cơ chế tự chủ, được tự mở ngành đào tạo. Khi các trường “lợi dụng” tự chủ để mở ngành đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực?

Xu hướng tất yếu

Chia sẻ về vấn đề này tại tọa đàm “Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo” vừa diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong thời gian qua, các trường được tự chủ, mở ngành tương đối rộng rãi và đây là xu hướng tất yếu. Việc mở các ngành nghề đào tạo mới trước hết phải đáp ứng yêu cầu của thị trường, người sử dụng lao động, yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước, nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng những chuẩn tối thiểu theo quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế.

Ví dụ, theo quy định về chuẩn đầu ra với từng trình độ đào tạo quy định trong khung trình độ quốc gia Việt Nam hay với những tiêu chí chuẩn đối với mỗi chương trình đào tạo thì cần đạt những yêu cầu tối thiểu nào. Những quy định mang tính chuẩn mực tối thiểu sẽ tạo ra sự thống nhất trong hệ thống không gian GDĐH Việt Nam, đáp ứng những thông lệ chuẩn mực quốc tế. Từ đó, GDĐH Việt Nam nhanh chóng hội nhập khu vực và thế giới.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, GDĐH vận động không ngừng, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước, do đó gắn chặt với chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia.

Việc mở ra những ngành nghề đào tạo mới là xu hướng tất yếu để các cơ sở GDĐH đáp ứng được yêu cầu thay đổi rất nhanh của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sự ra đời thay đổi cơ cấu ngành nghề trong xã hội sẽ rất quyết liệt, nhanh chóng.

Do đó, việc đáp ứng của nhà trường với yêu cầu xã hội, yêu cầu phát triển kinh tế Nhà nước, với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong các ngành nghề, thành phần kinh tế khác nhau của đất nước là xu hướng không tránh khỏi.

Tự mở ngành đào tạo, chất lượng có tăng? - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ Internet

Chọn phân khúc chất lượng cao

Phân tích về lợi thế của việc các trường ĐH mở ngành đào tạo theo nhu cầu xã hội, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: Mỗi trường cần phải có tầm nhìn, chiến lược riêng của mình; Phải xây dựng cho mình một phân khúc về đào tạo, chất lượng khác nhau mới có thể cạnh tranh lành mạnh và phát triển. Nếu một trường nào đó mở một ngành mà trường nào cũng mở được, chất lượng không hơn những trường khác, rõ ràng sẽ bị cạnh tranh rất lớn và không thể phát triển.

ĐH Bách khoa xác định rất rõ, thế mạnh của trường là gì, phân khúc thị trường ra sao. Nhà trường chọn phân khúc, những ngành nghề xoay quanh kỹ thuật và công nghệ, mang tính liên ngành trong trường và là phân khúc chất lượng cao.

Những ngành nào mới mở, mặc dù phát triển chậm nhưng Trường ĐH Bách khoa vẫn kiên trì để tạo ra những sinh viên thực sự là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Mỗi trường phải chọn được phân khúc của mình, khi chọn được phân khúc rồi, việc mở ngành nào phù hợp với chiến lược của mình, đây là điều quan trọng.

Rõ ràng ngành nào chúng ta cũng cần nhưng cần ở phân khúc chất lượng nào. Trong bối cảnh cạnh tranh, không chỉ ở trong nước mà còn với các trường trong khu vực và trên thế giới. Nếu các trường chỉ chọn các ngành mở dễ, ít đầu tư, có thể gọi là nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ không thể phát triển lâu dài.

Quan trọng là chất lượng đào tạo

Đề cao vai trò của chất lượng GD, ông Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định, vấn đề không phải là ngành mà cơ bản là chất lượng đào tạo. Đến thời điểm này, chúng ta thiếu những chuyên gia giỏi, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo tốt, bài bản.

Chúng tôi luôn cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, có những chương trình truyền thống nhưng được đổi mới một cách hoàn toàn. Quan trọng là chất lượng đào tạo nhiều hơn ngành đào tạo. Đối với sinh viên phải xác định được mình giỏi, mình có quyết tâm, khát khao trong lĩnh vực nào thì mới nghiên cứu lĩnh vực đó. 
Ông Phạm Hồng Chương

Thừa những nhân lực không đủ khả năng hoặc là được đào tạo nhưng thực chất không đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận công việc trong bối cảnh kinh doanh hiện nay. Đối với Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đến thời điểm này, những ngành đào tạo truyền thống như kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh có khoảng 98% sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay. 

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho rằng: Các cơ sở GDĐH khi mở ra ngành nghề mới mà không gắn với yêu cầu thị trường, đó mới là vấn đề. Thứ nhất, không đáp ứng quy định pháp lý về vận hành. Thứ hai, thị trường sẽ có ngay phản ứng với quyết định đó của nhà trường, trước mắt là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sẽ thấp. Từ đó, đặt ra sự tồn tại của nhà trường, của ngành nghề đó có phù hợp hay không? Chúng ta đang đáp ứng được sự thay đổi của thị trường lao động, với những cơ chế giám sát khách quan và chủ quan, chúng ta sẽ đi theo hướng phát triển đáp ứng được sự phát triển KT-XH của đất nước.

Đã có nhiều trường đại học ồ ạt mở các ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, văn phòng… dẫn tới sự bão hòa, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Từ thực tế này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết: Các quy định của Nhà nước là để kiểm soát quy trình để khi mỗi một trường mở ra thêm ngành đào tạo phải bảo đảm chất lượng. Mỗi trường phải thấy được trách nhiệm ở đây rất cao trong việc phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

“Nếu chỉ nhìn vào ngắn hạn, tôi nghĩ sẽ có lúc phải trả giá. Với sự phát triển dài hạn, đồng thời có tầm nhìn của nhà lãnh đạo ở các trường đại học, với sự tâm huyết của các thầy cô trong hệ thống, tôi tin những biểu hiện này sẽ giảm dần và có xu hướng bị triệt tiêu. Cơ chế thị trường ngày càng rõ nét hơn trong hệ thống GDĐH của Việt Nam, nó giúp thanh lọc những cơ sở đào tạo thiếu chất lượng hoặc đào tạo những ngành nghề không còn phù hợp” - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

“Những phần đặc thù riêng tạo nên thương hiệu của mỗi trường, đây chính là sự đầu tư, công sức, tâm huyết của các thầy cô của mỗi trường và sẽ tạo nên những sản phẩm rất khác nhau. Thị trường là nơi tiếp nhận và phản hồi lại để các trường tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của mình” - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

Tác giả bài viết: Lê Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập428
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm427
  • Hôm nay64,148
  • Tháng hiện tại973,740
  • Tổng lượt truy cập49,299,423
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944