Tuyển sinh 2021: Điểm chuẩn không “đột biến”

Thứ ba - 27/07/2021 06:19 502 0
GD&TĐ - Căn cứ vào kết quả phân tích phổ điểm của một số khối thi nói riêng và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nói chung, nhiều chuyên gia nhận định: Điểm chuẩn trúng tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học năm nay
Tuyển sinh 2021: Điểm chuẩn không “đột biến”

Điểm chuẩn trúng tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học năm nay bằng phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ cơ bản ổn định như năm 2020, nếu có xê dịch cũng không đáng kể.

Tăng không đáng kể

ThS Vũ Đình Lê - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích phổ điểm cho thấy, điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay của thí sinh không đồng đều giữa các khối thi. Khối thi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, phổ điểm cao hơn năm ngoái. Ngược lại, các khối thuộc lĩnh vực khoa học xã hội thấp hơn một chút so với năm 2020.

Do đó, dự báo điểm chuẩn vào trường đại học (nếu xét từ các khối thi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên) sẽ cơ bản ổn định như năm trước, nếu có tăng cũng không đáng kể, dao động từ 0,5 đến 2 điểm (tuỳ từng ngành và trường). Tuy nhiên, với các khối thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, điểm chuẩn có thể sẽ giảm hơn năm ngoái từ 1 - 2 điểm.

“Chẳng hạn năm ngoái, tất cả tổ hợp xét tuyển ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh  đều ở mức 26 điểm. Dự báo, năm nay mức điểm này sẽ ổn định, nếu có xê dịch cũng không nhiều” - ThS Vũ Đình Lê nhận định, đồng thời cho rằng: Điểm chuẩn của mỗi của mỗi ngành, mỗi trường, mỗi tổ hợp xét tuyển phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, không phải phụ thuộc phổ điểm mà Bộ GD&ĐT đã cung cấp. Tuy nhiên, thí sinh có thể dựa vào phổ điểm này để nhận định, phân tích và đánh giá ở mức độ chung nhất; từ đó có định hướng phù hợp khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, dự báo điểm điểm chuẩn vào trường sẽ cao hơn một chút. Năm nay, môn tiếng Anh có nhiều thí sinh được điểm cao, nên rất có thể sẽ điều chỉnh sang xét tuyển bằng tổ hợp Toán - Lý - Anh (A01). Vì thế, dự báo điểm chuẩn đối với tổ hợp xét tuyển này xê dịch theo chiều hướng tăng hơn so với năm trước.

PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) nhận định: Phổ điểm năm nay tương đương năm 2020; do đó dự kiến năm nay điểm chuẩn vào các trường không có nhiều biến động. Tuy nhiên, một số ngành “hot” như: Công nghệ thông tin, marketing, logistics… của những trường tốp đầu, điểm chuẩn có thể tăng hơn từ 0,5 – 1 điểm.

Tuyển sinh 2021: Điểm chuẩn không “đột biến” - Ảnh minh hoạ 2
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: TG

Nguyên tắc điều chỉnh nguyện vọng

Theo quy định, sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần bằng phương thức trực tuyến và trong thời gian 10 ngày. PGS.TS Bùi Đức Triệu tư vấn: Thí sinh đã đăng ký xét tuyển, hoặc dự định điều chỉnh đăng ký xét tuyển vào trường nào nên so sánh với mức điểm chuẩn của các năm 2018, 2019, 2020; sau đó sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. Các nguyện vọng nên được chia theo 3 nhóm bậc thang: Cao – trung – thấp.

Nhóm cao là những ngành lấy điểm đầu vào cao hơn điểm thi của thí sinh khoảng 2 điểm trở lên. Nhóm trung bình là ngành từng lấy điểm chuẩn xấp xỉ với điểm của các em (trong khoảng cộng trừ 1 điểm). Và cuối cùng, nhóm thấp là các mã ngành có điểm chuẩn thấp hơn điểm của thí sinh tối đa 3 điểm. Ngoài ra, các em có thể điều chỉnh nguyện vọng bằng cách: Đăng ký song song 2 trường có cùng mã ngành với nhau để tăng cơ hội trúng tuyển.

Đưa ra lời khuyên cho thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng, ThS Vũ Đình Lê chia sẻ: Các em có thể áp dụng quy tắc “lọt sàng xuống nia” như khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển ban đầu. Theo đó, thí sinh nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo nguyên tắc mức độ yêu thích. Ngành học, trường học yêu thích nhất, có điểm đầu vào cao nhất thì nên để ở nguyện vọng 1 và các nguyện vọng 2, 3, 4… sắp xếp giảm dần theo mức độ yêu thích.

Tuyển sinh 2021: Điểm chuẩn không “đột biến” - Ảnh minh hoạ 3
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh tư vấn tuyển sinh cho thí sinh thời điểm chưa có dịch Covid-19. Ảnh: NTCC

ThS Vũ Đình Lê khuyến cáo, thí sinh chỉ nên điều chỉnh nguyện vọng khi có sự biến động lớn về điểm thi tốt nghiệp THPT. VD: Điểm thi cao hơn hoặc giảm hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Lúc này các em nên thực hiện quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của mình. Theo đó, nếu điểm thi cao hơn dự kiến ban đầu nên điều chỉnh vào mã ngành của trường tốp trên. Còn nếu điểm thi thấp hơn như dự kiến ban đầu thì điều chỉnh nguyện vọng vào trường thấp hơn một chút, hoặc có thể chọn ngành gần với ngành mình yêu thích.

“Trường hợp điểm thi đạt được như dự kiến ban đầu và các nguyện vọng đăng ký trước đó đã ổn định, phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích, thí sinh không nhất thiết phải điều chỉnh nguyện vọng” - ThS Vũ Đình Lê tư vấn.

Theo ThS Đỗ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Mở Hà Nội, để quyết định có nên điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT hay không, thí sinh cần trả lời một số câu hỏi: Lựa chọn các ngành đăng ký của mình có phù hợp với năng lực của bản thân và gia đình không? Việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng có phù hợp không? Kết quả thi tốt nghiệp THPT có thay đổi lớn so với dự tính ban đầu?.

“Nếu một trong số những câu trả lời là “Không” thì thí sinh nên cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng. Kết quả điều chỉnh nguyện vọng nên hướng tới mục tiêu đỗ vào ngành mà mình  yêu thích, có cơ hội việc làm tốt, phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện của gia đình” - ThS Đỗ Ngọc Anh khuyến nghị.

Theo ThS Vũ Đình Lê, tuỳ theo số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển của từng trường, mà điểm chuẩn đầu vào có thể ổn định hoặc biến động. VD: Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường A bằng một tổ hợp nào đó tăng đột biến, tức là mức cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Vì vậy, điểm chuẩn có thể cao hơn từ 1 - 2 điểm so với năm trước là điều dễ hiểu. Ngược lại, nếu số lượng thí sinh đăng ký ít hơn, theo logic, điểm chuẩn cũng sẽ hạ xuống.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2322 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập407
  • Hôm nay48,599
  • Tháng hiện tại898,945
  • Tổng lượt truy cập49,224,628
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944