Vinh danh 8 giáo sư hàng đầu về kỹ thuật biển

Thứ sáu - 27/09/2019 05:04 402 0

Vinh danh 8 giáo sư hàng đầu về kỹ thuật biển

GD&TĐ - Sáng nay (27/9), trong khuôn khổ hội nghị quốc tế lần thứ 10 vùng Châu Á – Thái Bình Dương về kỹ thuật biển (APAC 2019), Trường ĐH Thủy Lợi đã vinh danh cho các giáo sư có nhiều đóng góp góp cho công tác thủy lợi, môi trường, biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Đây là những chuyên gia đầu ngành, có những bài báo khoa học giá trị đóng góp cho APAC 2019, cụ thể gồm:

GS Nguyễn Văn Thanh Vân, chuyên gia hàng đầu về Biến đổi khí hậu của ĐH McGill, Canada. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 250 ấn phẩm có ảnh hưởng trong các tạp chí uy tín, tài liệu chuyên ngành, hướng dẫn kỹ thuật và báo cáo hội thảo. Các công trình nghiên cứu ông được trích dẫn rộng rãi.

GS Changsheng Chen - ĐH Massachusetts, Hoa Kỳ là một nhà hải dương học nổi tiếng trên thế giới. Ông được biết đến với các hoạt động nghiên cứu về mô hình, khám phá và quan sát hoàn lưu của đại dương toàn cầu-khu vực cửa sông, động học hệ sinh thái, băng biển và biến đổi khí hậu.

Ông đã xuất bản hơn 100 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín.

PGS Hiroshi Takagi - Trường Môi trường và Xã hội, Viện Công nghệ Tokyo. PGS. Hiroshi Takagi đã tham gia nhiều dự án giảm nhẹ thiên tai trong 20 năm qua với vai trò vừa là nhà nghiên cứu, kỹ sư và quản lý nhờ kinh nghiệm làm việc tại ba trường đại học (Tokyo Tech, ĐHQG Yokohama, ĐH Waseda), công ty (Penta-Ocean), và tổ chức quốc tế (JICA).

Ông đã xuất bản nhiều bài báo về bão, sóng thần, lũ lụt, nước biển dâng, sụt lún đất và các vấn đề xói lở bờ biển, trong đó khoảng 20 bài báo ISI do ông đứng tên tác giả…

Vinh danh 8 giáo sư hàng đầu về kỹ thuật biển - Ảnh minh hoạ 2
GS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy Lợi trao chứng nhận tham gia APAC 2019 cho GS Alexis Drogoul.

GS Tomoya Shibayama (ĐH Waseda, Tokyo, Nhật Bản) là một trong những chuyên gia hàng đầu về thảm họa sóng thần và nước biển dâng do bão, cũng như các nghiên cứu giảm thiểu rủi ro tại Nhật Bản.

Giáo sư từng là trưởng nhóm của các nhóm khảo sát các thảm họa sóng thần và bão lớn trong mười lăm năm qua. Hiện tại, ông là Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu vùng ven biển Nhật Bản; Cố vấn cho Ủy ban Kỹ thuật Đại dương - Hiệp hội Kỹ sư Công trình Nhật Bản.

GS Yoshimitsu Tajima có kiến thức chuyên môn sâu và dày dặn kinh nghiệm thực tế trong ngành kỹ thuật ven biển từ năm 1995. Là kỹ sư nghiên cứu tại Viện Xây dựng Penta-Ocean, ông đã tham gia nhiều dự án ven biển như thiết kế và đánh giá môi trường của đường băng mới được mở rộng của sân bay quốc tế Tokyo.

Sau khi quay trở lại ĐH Tokyo vào năm 2005, ông đã tổng hợp một cách hiệu quả các kinh nghiệm thực tế và nền tảng học thuật về thủy động lực học gần bờ, từ đó mở rộng trọng tâm nghiên cứu của mình sang các khía cạnh khác liên quan đến khả năng dễ bị tổn thương vùng ven biển…

Năm 2013, ông được phong tặng danh hiệu Giáo sư của ĐH Tokyo, Nhật Bản.

Chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm Động lực học tính toán và là PGS tại Khoa Kỹ thuật Công trình và Môi trường, ĐHQG Seoul, Hàn Quốc. Ông cũng đồng thời là GS thỉnh giảng tại Trường Kỹ thuật, ĐH Guelph, Canada.

Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc phát triển các mô hình số và công cụ phần mềm hiệu quả cho các ứng dụng khác nhau trong tài nguyên nước, thủy lực, môi trường và kỹ thuật ven biển. Ông đã xuất bản hơn 120 bài báo trên các tạp chí có uy tín và các hội nghị quốc tế.

GS Alexis Drogoul được công nhận là PGS ngành Khoa học Máy tính và Robot, và trở thành GS năm 2000. Ông gia nhập Viện Nghiên cứu phát triển Pháp IRD với tư cách là Nhà nghiên cứu cao cấp năm 2004.

Hiện nay, GS. Alexis Drogoul đang tích cực làm việc tại Việt Nam để tăng cường năng lực nghiên cứu cho các nhóm nghiên cứu tại đây về thiết kế các mô hình hỗ trợ các giải pháp ứng phó với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong các dự án nghiên cứu quốc tế.

GS Hitoshi Tanaka được phong tặng danh hiệu GS của ĐH Tohoku năm 1996. Nghiên cứu chủ yếu của GS về cơ học chất lỏng như các lớp ranh giới sóng hỗn loạn, chuyển động bùn cát liên quan, dẫn đến hình thái động lực học trong môi trường cửa sông ven biển.

Các địa điểm nghiên cứu của ông không chỉ ở Nhật Bản, mà còn ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Oman và Bolivia…

Cũng trong sáng 27/9, Trường ĐH Thủy lợi thực hiện ký kết hợp tác với ĐH Kỹ thuật, ĐHQG Seoul, Hàn Quốc. Nội dung hợp tác cơ bản gồm: trao đổi giảng viên, sinh viên; Hợp tác nghiên cứu khoa học; trao đổi tài liệu học tập, ấn phẩm và thông tin khoa học khác; Hợp tác và trao đổi các nguồn lực và nhân viên trong lĩnh vực thư viện và các dịch vụ phụ trợ khác; Trao đổi giáo dục và học thuật mà cả hai trường đại học đồng ý.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1002 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2324 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2199 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập441
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm435
  • Hôm nay52,928
  • Tháng hiện tại962,520
  • Tổng lượt truy cập49,288,203
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944