Vụ việc HS không đọc thông viết thạo ở Hậu Giang: Sở GD&ĐT lên tiếng

Thứ sáu - 19/04/2019 11:49 464 0

Vụ việc HS không đọc thông viết thạo ở Hậu Giang: Sở GD&ĐT lên tiếng

GD&TĐ - Liên quan đến vụ việc HS lớp 6 và lớp 7, Trường THCS Đông Phước A (huyện Châu Thành, Hậu Giang) không biết đọc, biết viết; ngày 19/4, Sở GD&ĐT Hậu Giang đã có báo cáo chính thức.

Sau khi có phản ánh nhiều HS không biết đọc, biết viết tại Trường THCS Đông Phước A. Sở GD&ĐT Hậu Giang đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành yêu cầu Hiệu trưởng Trường THCS Đông Phước A có báo cáo giải trình vụ việc, đồng thời báo cáo về Sở GD&ĐT.

Mỗi em là mỗi cảnh khó khăn !

Liên quan đến 5 HS được cho là không biết đọc, biết viết. Trong đó, em P.L.G.H (lớp 6A1), em có kết quả học tập từ lớp 1 đến lớp 5 đều được xác nhận hoàn thành chương trình các lớp; riêng lớp 2 năm học 2013 - 2014 không hoàn thành chương trình. Qua kiểm tra thực tế, em H. đọc được nhưng với tốc độ chậm, các môn học khác hoàn thành.

Em T.H. (lớp 6A3), ngay từ đầu năm học, khi nhận bàn giao từ lớp dưới lên nhà trường đã có chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn phụ đạo cho em. Tuy nhiên, do em có hoàn cảnh khó khăn cộng thêm trí tuệ không phát triển bằng trẻ cùng trang lứa (học trước quên sau) nên em đọc chậm hơn các bạn, bản thân em cũng đã bị lưu ban ngồi lại một năm học lớp 2. Trong quá trình phụ đạo qua các lớp cấp TH, nhận thấy em có tiến bộ nên trường xét cho em lên lớp để em được học tập như các bạn, không phải bỏ học.

Em T.V.Q (lớp 6A3), khi đối chiếu lại quá trình học qua các lớp đều được giáo viên nhận xét em chỉ hạn chế ở chữ viết; qua kiểm tra thực tế, em đọc được. Cuối năm học 2017 - 2018, em đủ tiêu chuẩn lên lớp theo tinh thần Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT nên trường xét em lên lớp.

Em N.K.T (lớp 7A2), gia đình em đặc biệt khó khăn, bản thân em sinh năm 2005 nhập học trễ, trí tuệ em cũng chậm phát triển, em đọc chậm nhưng viết chữ rõ ràng dễ đọc. Qua quá trình học tập từng lớp, tất cả giáo viên chủ nhiệm của em đều có báo cáo về tình hình học tập của em và đã được Ban Giám hiệu của trường lên kế hoạch phụ đạo cho em. Khi em học lớp 5 thì em vẫn đọc chậm nhưng học tốt các môn còn lại. Thấy em đã học trễ so với các bạn, không muốn em bỏ học nên trường xét em hoàn thành chương trình tiểu học để em được tiếp tục học tập.

Em Đ.C.T (lớp 7A2), gia đình em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, bản thân em khiếm khuyết về trí tuệ (học trước quên sau) so với các bạn cùng lớp nên em đọc chậm hơn so với các bạn. Qua quá trình phụ đạo các lớp cấp TH, có kiểm tra và nhận thấy sự tiến bộ của em nên trường xét hoàn thành chương trình TH để em được theo học như các bạn. Nhưng do sự rèn luyện của em trong hè thiếu sự kiểm tra của phụ huynh nên mới dẫn đến việc em đọc chậm.

Nhà trường hỗ trợ các em từ đầu năm học

Về phía Ban Giám hiệu Trường THCS Đông Phước A, ngay đầu năm học 2018 - 2019, sau khi khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên bộ môn Văn, Sử giảng dạy lớp 6A1, 6A3,7A2 đã báo cáo với Ban Giám hiệu là có 3 em HS không đọc thông, viết thạo.

Nhà trường lên kế hoạch và phân công giáo viên bộ môn phụ đạo HS yếu kém từng môn (có kế hoạch và phân công giáo viên bộ môn nào có HS yếu kém thì phụ đạo môn đó) theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành chứ không ép giáo viên dạy lại việc đọc, viết chữ như ở cấp TH.

Về phía Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành khẳng định: Việc phản ánh HS hoàn toàn không biết đọc và biết viết là chưa thật chính xác, vì các em này đọc chậm, nhìn viết được, viết chữ xấu.

Không có chuyện chạy theo thành tích

Việc nhà trường chạy theo thành tích là hoàn toàn không có, vì qua kết quả học kỳ 1 năm học 2018 - 2019, tất cả các em HS này đều xếp loại học lực là yếu, kém. Trường được tái công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia vào thời điểm tháng 3/2018, theo Thông tư số 47/2012 của Bộ GD&ĐT, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định (trong đó số HS có học lực xếp loại yếu, kém năm học 2017 - 2018 của trường là 5/480, tỷ lệ 1,04%, theo tỷ lệ quy định không quá 5%).

Về phía Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành chỉ đạo thực hiện công tác dạy và học bình thường theo kế hoạch; tập trung chỉ đạo tổ chức công tác thi học kỳ II năm học 2018 - 2019. Đặc biệt quan tâm các học sinh có học lực yếu, kém qua đó có giải pháp đồng bộ để bồi dưỡng, phụ đạo cho 5 em HS nói trên và tất cả HS yếu, kém nói chung trong thời gian tới.

Chú trọng công tác bàn giao HS giữa các khối lớp, giữa các cấp học, đặc biệt không chạy theo chỉ tiêu thành tích, lấy chất lượng chứ không chạy theo số lượng.

Tác giả bài viết: Quốc Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập536
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm534
  • Hôm nay102,296
  • Tháng hiện tại1,011,888
  • Tổng lượt truy cập49,337,571
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944