Xây dựng chương trình giáo dục mầm non sau 2020: Đổi mới phải được xã hội chấp nhận

Thứ hai - 28/09/2020 02:52 695 0
GD&TĐ - Sáng nay 28/9 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo về kết quả khảo sát và đề xuất định hướng xây dựng chương trình giáo dục mầm non (GDMN) sau năm 2020. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Xây dựng chương trình giáo dục mầm non sau 2020: Đổi mới phải được xã hội chấp nhận

Tham dự Hội thảo có đại diện các sở GD&ĐT, Trường ĐH, CĐ có đào tạo GV mầm non, cùng một số trường mầm non tiêu biểu đến từ các tỉnh, thành trên cả nước.

Đổi mới phải được xã hội chấp nhận

Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Chương trình GDMN đang được triển khai mạnh mẽ ở các cơ sở GDMN tạo môi trường GD cho trẻ có sức khỏe tinh thần, hài hòa giữa nuôi dưỡng và GD toàn diện. Điều này thể hiện rõ ở các Luật GD sửa đổi 2019 đã quan tâm rất nhiều đến phát triển GDMN.

Ý kiến về Chương trình GDMN sau năm 2020, Thứ trưởng Ngô Thị Minh yêu cầu: Chương trình thay đổi thế nào, cần có lộ trình mới phù hơp. Chúng ta phải rà soát đánh giá hiệu quả để thấy ưu điểm, nhược điểm bất cập, đây là bước quan trọng. Hội thảo cần bàn xây dựng chương trình sau 2020 sao cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. Biên soạn rồi phải thẩm định thí điểm. Thí điểm rồi mới chính thức ban hành. Đây là những bước đi rất quan trọng.

Xây dựng chương trình giáo dục mầm non sau 2020: Đổi mới phải được xã hội chấp nhận - Ảnh minh hoạ 2
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Đặc biệt nhấn mạnh về ý nghĩa xã hội và giá trị thực tiễn của Chương trình mới, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng: Đổi mới phải được xã hội chấp nhận. Xây dựng CT cũng như xây ngôi nhà phải có móng vững chắc. Để thực hiện hiệu quả, chúng ta phai tiến hành rà soát đánh giá. Chương trình có tốt phải phù hợp với đối tượng, xã hội hóa tốt nhất, các điều kiện nuôi – dạy có tương thích không… Cần phải được xem xét, trao đổi, thảo luận. Các ý kiến đề xuất cần được nghiên cứu thấu đáo, là thông tin trí tuệ, chất lượng để Bộ GD&ĐT tham khảo xây dựng chương trình GDMN sau 2020.  

Khảo sát về CTGDMN đang triển khai, đại diện Vụ GDMN cho biết: Chương trình GDMN được thực hiện từ năm 2009 đến nay, đã triển khai ở 15.461 cơ sở GDMN (100%), trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học 2 buổi/ngày. Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản qui phạm pháp luật liên quan điều kiện thực hiện Chương trình GDMN: Chuẩn nghề nghiệp và đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp CBQL, GVMN; qui chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong GDMN…. Chương trình đã triển khai thực hiện một số chuyên đề chuyên môn sâu nhằm nâng cao chất lương.

 Đề xuất xây nội dung mới  

Từ thực tế khảo sát và nghiên cứu, đề xuất được đưa ra là Chương trình mới cần kế thừa và phát triển trên quan điểm CT cũ để cơ sở dễ thực hiện và tiếp tục phát triển. Chú ý GD trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Cấu trúc và hình thức của văn bản CT cần phù hợp với cấu trúc của CT mang tính chất khung. Nội dung mong muốn có mục tiêu (yêu cầu cần đạt) cụ thể cho độ tuổi, mục tiêu cho từng lĩnh vực ở từng độ tuổi. Cần bổ sung thêm phần điều kiện thực hiện CT và công tác phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng.

Khi xây dựng CTGDMN mới gắn với điều kiện thực hiện CT; Cần quan tâm tới điều kiện thực hiện CT để phù hợp với từng địa phương; Cần quan tâm đến chế độ chính sách cho GV để thực hiện đúng Luật LĐ, giảm giờ làm, có hỗ trợ bồi dưỡng thỏa đáng đảm bảo quyền lợi cho GV; Tăng số lượng GV trên lớp để giảm tải sức lao động, đảm bảo chất lượng CSGD trẻ; Cần đảm bảo nội dung có tính mở để khuyến khích các địa phương phát triển CT; Nên bổ sung thêm mục tiêu về các kĩ năng xã hội, Làm rõ hơn GD tình cảm kĩ năng xã hội; Cần bổ sung nội dung phòng chống biến đổi khí hậu, kĩ năng thích ứng.

Bổ sung thêm nội dung GD thẩm mỹ ở các hoạt động nghệ thuật khác: kịch, văn học ... Xem xét lại khả năng tiền học đọc và tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi để liên thông với tiếng Việt Tiểu học; Cần cụ thể hơn các điều kiện để thực hiện CT trong văn bản; Cần có yêu cầu cần đạt, có các các tiêu chí, công cụ để đánh giá, cần cụ thể, dễ thực hiện hơn cho cơ sở; Nên đưa ra nguyên tắc phương pháp cơ bản nhất. Cần xem xét Chế độ sinh hoạt cho trẻ đảm bảo chế độ làm việc của GV theo Luật lao động. Chế độ sinh hoạt cần có tính mở để địa phương có thể linh hoạt theo tình hình thực tế vùng miền.

Thông qua thực hiện chuyên đề, các cơ sở GDMN đã tích cực thực hiện các giải pháp triển khai thực hiện Chương trình, thông qua thực hiện các tiêu chí của Chuyên đề, các cơ sở GDMN đã thực hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá sự phát triển của trẻ theo yêu cầu của Chương trình GDMN.

Trên cơ sở các Đề án của Chính phủ, các Kế hoạch và văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các Sở GDĐT, Phòng GDĐT đã tích cực triển khai kịp thời bằng những kế hoạch, văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các cơ sở GDMN, phù hợp với điều kiện của từng địa phương và có nhiều giải pháp triển khai linh hoạt sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2197 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập460
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại936,314
  • Tổng lượt truy cập49,261,997
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944