Xây dựng Tài liệu giáo dục địa phương: Tôn trọng đa dạng văn hóa vùng, miền

Thứ hai - 18/05/2020 01:15 926 0
GD&TĐ - Chiếm 20% thời lượng giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, nội dung giáo dục địa phương (do địa phương biên soạn) được kỳ vọng góp phần giữ gìn bản sắc, giáo dục giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.
Xây dựng Tài liệu giáo dục địa phương: Tôn trọng đa dạng văn hóa vùng, miền

Nền tảng GD tri thức

Thực tế cho thấy, việc đưa nội dung địa phương vào giảng dạy ở trường phổ thông với hình thức khác nhau là phương thức rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề của địa phương đầy hữu ích. Đặc biệt, trong bối cảnh HS Việt Nam đang hòa nhập và bị tác động bởi nhiều nền văn hóa thế giới, giá trị cốt lõi mang tính bản địa càng cần thiết và phải trở thành những hành trang vững chắc để các em hội nhập mà không bị “hòa tan”.

Khi HS được tiếp cận với các chủ đề về văn học, địa lý, lịch sử địa phương… sẽ thêm hiểu, yêu các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống. Từ đó, tạo cho các em hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục trách nhiệm bản thân với cộng đồng, gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống.

Cô Hoàng Thị Thùy - Trường PTDTBT Tiểu học Sín Chéng (Si Ma Cai – Lào Cai) – người hướng dẫn nhóm HS đoạt giải Nhất trong cuộc thi “Sáng tạo thanh niên, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc” lần thứ 15, bày tỏ: Tình yêu quê hương, văn hóa, lịch sử hay trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, địa phương… tưởng như rất riêng trong mỗi con người nhưng lại là nền tảng giáo dục cho những giá trị tri thức. 

Với việc đẩy mạnh và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý địa phương, Trường PTDTBT Tiểu học Sín Chéng (với hơn 90% HS dân tộc thiểu số) đã xây dựng thành công môi trường học tập đa văn hóa. Các giá trị, nội dung giáo dục địa phương không chỉ giúp HS học tốt, thêm hiểu và yêu nguồn cội, sản phẩm nghiên cứu sáng tạo khi dự thi cũng được đánh giá cao và đoạt giải cao.

Mang giáo dục địa phương vào trường học

Xây dựng Tài liệu giáo dục địa phương: Tôn trọng đa dạng văn hóa vùng, miền - Ảnh minh hoạ 2
Đẩy mạnh nội dung giáo dục địa phương trong nhà trường giúp HS giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh minh họa

Nội dung giáo dục địa phương cũng được đưa vào dạy học đồng bộ với Chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa mới. Như vậy, các địa phương ngoài việc bảo đảm về mặt nội dung còn phải nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ.

Ông Đỗ Văn Thông – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết: Bộ GD&ĐT có văn bản hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương bậc tiểu học, THCS, THPT trong Chương trình GDPT 2018. UBND tỉnh Ninh Bình cũng có văn bản hướng dẫn Sở GD&ĐT, và các sở, ban, ngành, huyện, thành phố trong việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương. Đây là hành lang pháp lý để công tác biên soạn thuận lợi. Hiện việc soạn thảo nội dung giáo dục địa phương bậc tiểu học đã hoàn thành xong bản thảo cuốn Hướng dẫn dạy học Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – lớp 1. Dự kiến nội dung giáo dục địa phương sẽ được công bố vào tháng 6/2020.

Ông Nguyễn Văn Hải – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Lâm Đồng) cũng khẳng định: Xây dựng nội dung giáo dục địa phương cơ bản thuận lợi bởi địa phương được tự chủ, lựa chọn và xây dựng chương trình hợp lý, sát với điều kiện và các yếu tố của địa phương.

Với Lâm Đồng, nội dung lịch sử địa phương được biên soạn từ trước nhưng mới theo chủ đề: Văn hóa, lịch sử, địa lý, chưa biên soạn theo nội dung bài học cho GV giảng dạy. Vì vậy, đây là nguồn dữ liệu có sẵn và hỗ trợ tích cực cho quá trình biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương mới vừa đạt yêu cầu về nội dung vừa bảo đảm tiến độ. Dự tính Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 tỉnh Lâm Đồng sẽ được công bố vào tháng 8/2020.

Ông Nông Trọng Trình – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Cao Bằng) cũng không lo lắng về tiến độ cũng như khả năng biên soạn nội dung giáo dục địa phương. Bởi theo ông, Việt Nam có nhiều vùng miền, dân tộc sinh sống khác nhau như vậy tiếng nói, văn hóa, lịch sử, địa lý… mỗi vùng quê cũng khác nên nội dung chương trình, sách giáo khoa chung mà các nhà xuất bản biên soạn khó có thể đề cập hết được. Chủ trương để Sở GD&ĐT chủ động xây dựng nội dung giáo dục địa phương là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn.

Mặt khác, Cao Bằng từng triển khai một số dự án, chương trình giáo dục thí điểm, theo đó các nội dung về giáo dục địa phương đã được biên soạn, triển khai giảng dạy có hiệu quả trong thực tiễn. Từ tư liệu có sẵn, ban soạn thảo chỉ cần sửa chữa, bổ sung lại một số chi tiết cho phù hợp với chương trình mới chứ không mất công sức, thời gian, kinh tế để triển khai như làm lần đầu.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự tính tháng 5/2020, tài liệu nội dung giáo dục địa phương của Cao Bằng mới hoàn thiện và công bố. Ông Nông Trọng Trình


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại916,195
  • Tổng lượt truy cập49,241,878
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944