Đại học Trà Vinh - DVT

https://tuyensinh.tvu.edu.vn


Bước đột phá về hỗ trợ GV, HS mầm non dân lập, tư thục và vùng khó

GD&TĐ - Từ 1/11/2020, Nghị định 105 của Chính phủ về chính sách phát triển GDMN có hiệu lực. Thời điểm này, một số địa phương bắt đầu thực hiện chi ngân sách theo tinh thần Nghị định, hỗ trợ một số đối tượng GV mầm non.
Bước đột phá về hỗ trợ GV, HS mầm non dân lập, tư thục và vùng khó

Địa phương dành kinh phí hỗ trợ GDMN

Theo tinh thần Nghị định 105, các cơ sở giáo dục mầm non, trẻ em mẫu giáo, mầm non ở các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn… sẽ được hưởng 3 khoản hỗ trợ: kinh phí tổ chức nấu ăn hàng tháng, hỗ trợ tiền ăn trưa; Giáo viên mầm non ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn… được hỗ trợ thêm một khoản tiền hàng tháng.

Tại Hà Nội: Ngày 8/12, tại kỳ họp thứ mười tám, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Quy định mức hỗ trợ thực hiện một số chính sách phát triển giáo dục mầm non của thành phố Hà Nội. Dự kiến tổng kinh phí ngân sách để thực hiện các chính sách trong năm học là hơn 17,7 tỷ đồng.

Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã thuộc vùng khó khăn mức 3,6 triệu đồng/tháng/45 trẻ em (số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm 1 lần mức hỗ trợ), mỗi cơ sở được hưởng không quá 5 lần mức hỗ trợ nêu trên trong 1 tháng và không quá 9 tháng/năm học. Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hỗ trợ là 240 nghìn đồng/trẻ/tháng. Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở dân lập, tư thục được hỗ trợ 1,2 triệu đồng/giáo viên/tháng...

Tại Nghệ An: Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định cấp bổ sung ngân sách hơn 6,1 tỷ đồng, hỗ trợ trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn hợp đồng thuê người nấu ăn bán trú.

Đây là lần đầu tiên việc chi trả được thực hiện theo Nghị quyết số 25 của HĐND tỉnh Nghệ An và và Nghị định số 105 của Chính phủ.

Theo đó, cấp bổ sung hơn 6,1 tỷ đồng đồng cho 10 huyện, thị để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú. Đơn vị thụ hưởng là trường mầm non công lập thuộc xã đặc biệt khó khăn. Thời gian từ học kỳ 2, năm học 2019 – 2020 và tháng 9, tháng 10/2020 theo Nghị quyết số 25 của HĐND Nghệ An.

Nguồn kinh phí này sẽ hỗ trợ cho 10 huyện miền núi. Trong đó, huyện Kỳ Sơn được hỗ trợ nhiều nhất với tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Đây cũng là huyện 30a với nhiều xã biên giới, đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của bà con dân tộc thiểu số.

Bước đột phá về hỗ trợ GV, HS mầm non dân lập, tư thục và vùng khó - Ảnh minh hoạ 2
Bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Huồi Tụ 2, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Hoan nghênh chính sách nhân văn

Nhiều giáo viên mầm non tư thục làm việc trong các cơ sở mầm non tại khu công nghiệp chia sẻ, họ vẫn luôn hy vọng sẽ nhận được thêm nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, khi biết được thông tin trong Nghị định mới của Chính phủ sẽ hỗ trợ tối thiểu 800 nghìn đồng mỗi tháng cho giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, giáo viên rất phấn khởi và mong Nghị định sớm được áp dụng.

Bên cạnh đó, không chỉ có giáo viên mầm non khu công nghiệp mong ngóng được hưởng hỗ trợ, phụ huynh là công nhân cũng rất quan tâm đến chính sách này. Bởi theo quy định của Nghị định, trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, để bảo đảm thực hiện đúng tinh thần nhân văn của Nghị định 105, các cơ sở giáo dục mầm non trong diện hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, tránh tình trạng “khai khống” để trục lợi.

Bà Phạm Thị Thoa – Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục tại huyện Đông Anh (Hà Nội) chia sẻ sự đồng tình, ủng hộ chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non theo tinh thần Nghị định 105. Các cơ sở giáo dục tư thục có sứ mệnh chia sẻ nhiệm vụ giáo dục trẻ với các cơ sở công lập theo tinh thần xã hội hoá. Bởi vậy, mỗi hỗ trợ của Nhà nước và các cấp quản lý đều vô cùng quý báu để động viên, khích lệ đội ngũ. Tuy nhiên, nếu không có hướng dẫn chi tiết, cụ thể và quản lý nghiêm thì có thể sẽ này sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách.

“Đối tượng giáo viên và học sinh trong các cơ sở mầm non tư thục thường không có tính ổn định. Mặt khác, khi chính sách chỉ hướng tới đối tường GV và HS tại các cơ sở mầm non tư thục thuộc khu công nghiệp thì vô tình gây khó cho các cơ sở hoạt động tại các vùng lân cận. Điều này có thể gây ra những xáo trộn và bất cập nếu không có phương thức quản lý nghiêm túc và khoa học”, bà Phạm Thị Thoa nhấn mạnh.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944