Đại học Trà Vinh - DVT

https://tuyensinh.tvu.edu.vn


Duy trì sĩ số, từng bước nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho biết: Một trong số mục tiêu quan trọng nhất về trước mắt cũng như lâu dài đối với giáo dục Điện Biên nói riêng và giáo dục miền núi nói chung đó là phải duy trì được ổn định về sĩ số học sinh, từng bước nâng cao chất lượng.
Duy trì sĩ số, từng bước nâng cao chất lượng

Là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên tự hào khi nhìn lại những thành tựu giáo dục của năm học 2017 - 2018. Về  tỉ lệ huy động đối với trẻ mầm non từ dưới 36 tháng tuổi. Hiện có 96,4% trẻ mầm non được ăn bán trú tại trường đạt; 95,8% trẻ đi học chuyên cần. Tỉnh cố gắng huy động các nguồn lực cho giáo dục mầm non - nhất là đội ngũ, mặc dù hiện nay đội ngũ mầm non của tỉnh đang thiếu 928 giáo viên.

Về cơ sở vật chất, Mầm non là bậc học được đưa vào sau cùng trong hệ thống giáo dục quốc dân nên không tránh khỏi những khó khăn cơ bản về cơ sở vật chất; hệ thống chính sách đi kèm còn nghèo nàn hơn so với các bậc học khác. Thế nhưng các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, đã quan tâm, tạo điều kiện và có nhiều giải pháp đồng bộ như làm lớp học ba cứng (nền cứng, mái cứng và tường cứng), trên cơ sở nhà nước hỗ trợ một phần, dân đóng góp ngày công, đất, và một phần kinh phí nhờ đó tỉ lệ huy động trẻ dưới 36 tháng tuổi ổn định và tăng khá mạnh;  

Mô hình trường Phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú được ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên triển khai thực hiện rất tốt. Đến thời điểm hiện tại, 100%  trường PTDTNT và trên 70% trường PTDT Bán trú được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Học sinh trong hệ thống trường này không chỉ được học văn hóa, được nuôi dưỡng tốt mà còn được quan tâm giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống. Đây chính là nơi cung cấp nguồn đào tạo cán bộ tại chỗ bền vững và lâu dài cho tỉnh. 

“Tôi cho rằng mô hình trường học nội trú và bán trú rất thiết thực, cần nhân rộng. Tỉnh Điện Biên đã có đề án, đã được UBND tỉnh đồng ý cho nâng quy mô các trường nội trú. Năm nay bắt đầu tuyển sinh bổ sung. Từ nay đến năm 2020 tăng khoảng 400 học sinh, nâng tổng số thành 2.000 học sinh nội trú toàn tỉnh” - ông Nguyễn Văn Kiên thông tin.

Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện thực hiện nhiệm vụ đổi mới  ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên chuẩn bị tốt nhất các điều kiện đảm bảo kế hoạch thực hiện chủ trương đổi mới chương trình thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT. Huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì tỉ lệ học sinh chuyên cần. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học của các cấp học. Tiếp tục thực hiện chủ trường dồn ghép các cơ sở giáo dục và tinh giản biên chế theo hướng dẫn của các cấp.

Quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn tỉnh, gồm có bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn cấp học (nội dung, tập huấn các phương pháp đổi mới) và bồi dưỡng các chuyên đề địa phương.

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Điện Biên  có 9.018 phòng học nhưng chỉ có 5.492 phòng kiên cố, chiếm 60,90%. Thực tế trên đòi hỏi các cấp, các ngành, trung ương và địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc phân bổ các nguồn lực, các dự án đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục và đào tạo Điện Biên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của khu vực vùng cao biên giới, phía tây của tổ quốc.

Tác giả bài viết: Diệu Ngọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944