Đại học Trà Vinh - DVT

https://tuyensinh.tvu.edu.vn


Không còn tình trạng “cầm tay chỉ việc” các nhà trường

GD&TĐ - Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã có hiệu ứng tích cực đến giáo dục của các địa phương, trong đó có công tác quản lý nhà trường. Đây cũng là cơ sở lý luận quan trọng để các địa phương triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới trong thời gian tới.
Không còn tình trạng “cầm tay chỉ việc” các nhà trường

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên.

* Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nổi bật gì?

- Ông Nguyễn Văn Hưng: Một trong những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên kể từ sau khi thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW đó là đã đáp ứng được yêu đến trường của người học từ bậc mầm non.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em học sinh mẫu giáo được đến trường đạt trên 95%. Đó là một trong những kết quả đầu tiên đạt được mà giai đoạn trước chưa làm được. Để huy động được trẻ đến trường thì từ nhận thức của đội ngũ giáo viên đã thay đổi, điều kiện đảm bảo của nhà trường chú trọng.

Trong năm vừa, tại tỉnh Thái Nguyên đã có cơ chế rất riêng đó là, bổ sung cho các trường mầm non trên 3.00 vị trí trong khi điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn.

* Nghị quyết 29 đã tác động như thế nào đến công quản lý nhà trường trong thời gian qua trong thời gian qua?

- Ông Nguyễn Văn Hưng: Chúng tôi đánh giá công tác quản lý nhà trường tương đối ổn định, đặc biệt là đánh giá về quản lý, về chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên. Hiện nay, cán bộ quản lý có tỷ lệ trên chuẩn rất cao, xấp xỉ 90%, giáo viên tiếp cận đến ngưỡng 80%.

Cùng với đó, các cán bộ quản lý rất sáng tạo. Chúng tôi giao quyền tự chủ rất lớn cho các nhà trường, để họ được chủ động phát triển chương trình trong các nhà trường. Theo đó sẽ không còn tình trạng “cầm tay chỉ việc” mà các nhà trường có thể điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn trên cơ sở chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định.

Không còn tình trạng “cầm tay chỉ việc” các nhà trường - Ảnh minh hoạ 2
 Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên

* Thời hạn triển khai áp dụng Chương trình, sách giáo khoa mới đang đến gần, vậy Sở GD&ĐT đã có bước chuẩn bị như thế nào về đội ngũ giáo viên để đáp ứng với mục tiêu đặt ra?

- Ông Nguyễn Văn Hưng: Tại tỉnh Thái Nguyên, đội ngũ giáo viên lớp 1 cơ bản đã ổn định và sẵn sàng đón nhận Chương trình, sách giáo khoa mới. Riêng đối với các thầy, cô giáo đầu cấp lớp 6, lớp 10 thì Sở GD&ĐT đang xây dựng đội ngũ cốt cán để họ có thể dạy thí điểm hoặc dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với Trường ĐH Sư phạm để xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên. Hiện Sở đã lấy ý kiến của giáo viên ở cơ sở về nhu cầu đào tạo, đào tạo lại và nguyện vọng bồi dưỡng trước khi Chương trình, sách giáo khoa mới được triển khai áp dụng.

* Còn về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới thì sao – thưa ông?

- Ông Nguyễn Văn Hưng: Theo khảo sát hiện nay, với 80% số trường đạt chuẩn quốc gia thì những điều kiện cơ bản nhất của cơ sở vật chất cũng tương đối được đảm bảo. Sở GD&ĐT cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục đầu tư cho các đơn vị trường học, đặc biệt là khối trường thuộc cấp huyện để sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất.

Theo đó, sẽ đầu tư theo hướng phát triển, mở rộng các nhà trường và kiên cố hóa trường lớp. Mặt khác, quan tâm đến các phòng học chức năng, đặc biệt là các phòng thí nghiệm của trường THCS, THPT nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Xin cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: Minh Phong (thực hiện)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944