Bài 3: Không gây áp lực cho giáo viên

Thứ sáu - 23/08/2019 19:37 438 0

Bài 3: Không gây áp lực cho giáo viên

GD&TĐ - Nêu quan điểm duy trì Hội thi Giáo viên giỏi trong các nhà trường, trong ngành Giáo dục là điều cần thiết, cô giáo Đỗ Thu Hà - Trường THPT Công nghiệp Việt Trì, Phú Thọ – đưa ra một số đề xuất để hội thi thực sự thiết thực, thực chất, hiệu quả.

Phát hiện tiềm năng đội ngũ

Nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, cô Đỗ Thu Hà cho rằng, hội thi giáo viên giỏi là một hoạt động sinh hoạt chuyên môn bổ ích cho giáo viên THPT, bởi lẽ đây là cơ hội giúp giáo viên trau dồi, nâng cao khả năng tự học, tự rèn luyện, đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các tiết học cụ thể.

 Qua hội thi, các giáo viên sẽ có sự trao đổi, kết nối, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trên thực tế, từ các hội thi, đã có nhiều tiết học hay, hấp dẫn, phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, trở thành những tiết dạy minh họa quý giá để các đồng nghiệp tham khảo, học tập. 
Cô Đỗ Thu Hà

Thông thường, một giáo viên đi thi sẽ được tổ chuyên môn hỗ trợ, nghiên cứu, thiết kế soạn giảng theo mô hình đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Như vậy, hội thi cũng góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường, tạo không khí sinh hoạt sôi nổi, hăng say, tạo điều kiện cho các giáo viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi nhiều hơn.

Đặc biệt, nhiều giáo viên thật sự trưởng thành sau hội thi. Hội thi chính là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý giáo dục phát hiện tiềm năng của đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thành các giáo viên cốt cán của ngành Giáo dục trong tỉnh. Vì vậy, việc tổ chức, duy trì hội thi giáo viên giỏi trong các nhà trường, trong ngành Giáo dục là điều cần thiết.

Tuy nhiên, cô Đỗ Thu Hà cũng cho rằng, phải thẳng thắn thừa nhận, ở một số nơi, việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi còn mang tính hình thức, một số tiết học thiên về “diễn” “dựng lại” những gì học sinh đã được chuẩn bị từ trước. Điều này gây ra tâm lí nặng nề, căng thẳng cho cả giáo viên và học sinh, làm mất đi niềm hứng khởi trong mỗi giờ học, đánh mất ý nghĩa tích cực của hội thi.

Bài 3: Không gây áp lực cho giáo viên - Ảnh minh hoạ 2
Nhiều giáo viên thật sự trưởng thành sau hội thi. Ảnh minh họa/ INT 

Tổ chức thi phải nhẹ nhàng, thực chất, không tạo áp lực

Đề xuất của cô Đỗ Thu Hà, vẫn duy trì hình thức tổ chức hội thi chứ không xét hồ sơ công nhận danh hiệu. Việc tổ chức hội thi cấp trường, cấp phòng phải thật sự khách quan và nghiêm túc, không hình thức, bệnh thành tích. Việc tổ chức thi phải nhẹ nhàng, không tạo áp lực, đi vào thực chất. “Tôi không đồng tình với việc xét công nhận giáo viên giỏi rồi đưa ra một loạt minh chứng hồ sơ “thật” mà lại “giả” – cô Đỗ Thu Hà nêu quan điểm.

Cùng với đó, cách thức tổ chức hội thi phải khoa học, bài bản, công bằng, chính xác, đánh giá đúng năng lực, thực lực của giáo viên. Nên kết hợp cả thi viết và giảng, cả thi nhận thức, hiểu biết các văn bản chỉ đạo chung của ngành và kiến thức chuyên môn. Bài giảng nên lựa chọn 2 bài theo những hình thức khác nhau để đánh giá khách quan năng lực của giáo viên. Quan trọng nhất là khâu phát hiện giáo viên giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, tạo được sự lan tỏa, uy tín cho đồng nghiệp và học sinh. Dù hình thức thi hay xét thì chất lượng giáo viên được suy tôn là giáo viên giỏi vẫn là điều quan trọng nhất.

“Ở mỗi đơn vị, nên phát động thường xuyên phong trào tự học, sáng tạo của giáo viên, tích cực tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, để các hoạt động như hội thi giáo viên dạy giỏi trở thành nhẹ nhàng, bình thường, không gây áp lực, căng thẳng cho giáo viên. Việc suy tôn và công nhận giáo viên giỏi các cấp vẫn cần phải được duy trì và tôn vinh, tránh tình trạng “cá mè một lứa” trong ngành Giáo dục”cô Đỗ Thu Hà đề xuất.

Tác giả bài viết: Nguyễn Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập572
  • Hôm nay86,196
  • Tháng hiện tại995,788
  • Tổng lượt truy cập49,321,471
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944