Căn cứ để xây dựng chính sách nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non

Thứ năm - 20/09/2018 06:07 657 0
GD&TĐ - Thực tế cho thấy, việc nâng chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng là nhu cầu cấp thiết và cũng là nhân tố quyết định thực hiện thành công mục tiêu giáo dục.
Căn cứ để xây dựng chính sách nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non

Nâng chuẩn giáo viên mầm non là nhu cầu thiết yếu

Theo quy định tại Mục a, Khoản 1 Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non là phải tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên.

Theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD& ĐT và Bộ Nội vụ ngày 14/9/2015 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non thì GV mầm non hạng II - Mã số: V.07.02.04 phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên; Giáo viên mầm non hạng III - Mã số: V.07.02.05 phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; Giáo viên mầm non hạng IV - Mã số: V.07.02.06 phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên.

Vai trò của giáo viên mầm non là tổ chức phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển con người.

Để đạt mục tiêu chất lượng giáo dục mầm non, giáo viên mầm non cần có kiến thức tổng hợp về tâm lý, sinh lý, sức khỏe, dinh dưỡng, kiến thức về tạo hình, âm nhạc, phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.

Hiện tại giáo viên được đào tạo bậc trung cấp với thời gian đào tạo (từ 1 đến 2 năm) và chương trình đào tạo hiện nay khó đáp ứng được yêu cầu nói trên. Hệ quả là trình độ chuyên môn nghiệp vụ một bộ phận giáo viên mầm non chưa đáp ứng nhu cầu công việc; thiếu kiến thức về tâm lý trẻ em, âm nhạc, hội họa, chăm sóc sức khỏe, giới tính, an toàn thực phẩm trường học.

Mặc khác do thời gian đào tạo ngắn, giáo sinh trung cấp mầm mon tập trung học lý thuyết mà không có điều kiện và thời gian để thực tập nghề nên thiếu kỹ năng xử lý tình huống, để xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ gây những bức xúc nhất định trong xã hội.

Quy trình tư vấn tuyển sinh và lựa chọn thí sinh trúng tuyển vào trung cấp sự phạm tương đối dễ dãi nên bộ phận nhỏ giáo sinh sau khi ra trường có biểu hiện thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, tình yêu với trẻ và yêu nghề hoặc có hành vi bạo lực với trẻ.

Bộ GD&ĐT cho biết, việc xây dựng chính sách nâng chuẩn trình độ của giáo viên mầm non dựa vào các căn cứ sau đây: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đặt ra yêu cầu “ Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách” Nhiệm vụ này yêu cầu GVMN phải có năng lực tương ứng mà trình độ TCSP không đáp ứng được.

Ngoài ra, tại các phiên thảo luận dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật giáo dục (hiện nay là Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi), đa số các đại biểu Quốc hội yêu cầu nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm.

Mặt khác, hoàn thiện cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền được học tập, được chăm sóc, bảo vệ của trẻ em với Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

Kinh nghiệm quốc tế

Theo Bộ GD&ĐT, việc đề xuất nâng chuẩn đào tạo giáo viên lên trình độ cao đẳng cũng được tham khảo theo kinh nghiệm quốc tế về trình độ chuẩn của giáo viên mầm non. Cụ thể, tại Nhật Bản, để trở thành giáo viên mầm non, ứng viên cần có một trong ba loại giấy phép giảng dạy.

Các khóa học liên quan đến giảng dạy mầm non thường bao gồm cả nội dung như tâm lý giáo dục, piano, phương pháp dạy học nghệ thuật và giáo dục thể chất. Trong khi đó, một người muốn hành nghề trông trẻ cần tốt nghiệp từ một trường dạy nghề được chính phủ công nhận hoặc vượt qua một kỳ thi quốc gia.

Phần lớn các nước phát triển đều yêu cầu có trình độ đào tạo đại học hoặc sau đại học (Thạc sỹ hoặc chứng chỉ sau đại học) đối với GVMN, như: Phần Lan, Đan Mạch, Thuy Điển, Hà Lan, Anh (và phần lớn các nước Tây Âu khác), Australia, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc.

Nhiều nước trong khu vực yêu cầu có trình độ đào tạo CĐSP đối với GVMN, như: Singapore , Thái Lan, Hồng Kong, Đài Loan, Malaysia.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Đội ngũ giáo viên mầm non là nhân tố quyết định để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục mầm non. Việc nâng chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng là nhu cầu cấp thiết và cũng là nhân tố quyết định thực hiện thành công mục tiêu giáo dục.

Tác giả bài viết: Minh Phong (lược dẫn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập432
  • Hôm nay62,616
  • Tháng hiện tại972,208
  • Tổng lượt truy cập49,297,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944