Cần diễn đạt đúng vị trí, vai trò để xác định chế độ chính sách với Nhà giáo

Thứ năm - 07/02/2019 00:41 546 0

Cần diễn đạt đúng vị trí, vai trò để xác định chế độ chính sách với Nhà giáo

GD&TĐ - Theo các chuyên gia giáo dục, sửa đổi Luật Giáo dục lần này là một trong những giải pháp cơ bản, tạo hành lang pháp lý quan trọng, từ đó hoàn hiện thể chế và chính sách có liên quan để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Khẳng định, về cơ bản dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã khắc phục được những bất cập và đưa ra quy định cụ thể; PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng - Ban Chuyên gia (Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng, dự thảo Luật đã cụ thể hóa và đưa ra những quy định bao quát hết các lĩnh vực của giáo dục theo nghĩa rộng.

Góp ý cụ thể vào quy định về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn nhà giáo, PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng nêu ý kiến: Cần xem lại khái niệm nhà giáo. Vì nếu như trong dự thảo thì cán bộ quản lý giáo dục không nằm trong khái niệm nhà giáo.

Cần diễn đạt đúng vị trí, vai trò để xác định chế độ chính sách với Nhà giáo - Ảnh minh hoạ 2
 PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng 

Ngoài ra, cần diễn đạt lại vị trí và vai trò của nhà giáo để không nhầm với vị thế. Vị trí của nhà giáo là những người làm nghề đặc thù liên quan trực tiếp với con người – truyền tri thức và văn hóa để hình thành và phát triển nhân cách.

Vai trò của nhà giáo là rất quan trọng vì không có ai thay thế được con người dù máy móc hiện đại như thế nào chăng nữa. Chính vì vậy công việc của nhà giáo là rất nhạy cảm, được rất nhiều người quan tâm, coi trọng.

Do đó, cần diễn đạt đúng vị trí, vai trò của Nhà giáo để xác định chế độ chính sách đối với Nhà giáo…

Cần diễn đạt đúng vị trí, vai trò để xác định chế độ chính sách với Nhà giáo - Ảnh minh hoạ 3
 PGS. TS. Nguyễn Thành Vinh 

Còn theo PGS. TS. Nguyễn Thành Vinh - Trưởng khoa Quản lý- (Học viện Quản lý Giáo dục), ở Mục 1, Điều 103 cần làm rõ các Bộ và vai trò của Bộ GD&ĐT trong quản lý nhà nước về giáo dục; không nên quy định chung chung như luật hiện hành và Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) ngày 27/9/2018.

Ngoài ra, ở Mục 2, của dự thảo Luật, cần làm rõ hơn vai trò của việc phân cấp trong Khoản 4 Điều 103. Cụ thể, cấp tỉnh đến đâu, cấp huyện, xã đến đâu, tránh tình trạng nếu có xảy ra sai phạm, lại đổ lỗi cho Bộ GD&ĐT.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:364

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay34,569
  • Tháng hiện tại884,915
  • Tổng lượt truy cập49,210,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944