Cần thiết ban hành một luật riêng, điều chỉnh toàn diện về nhà giáo

Chủ nhật - 22/05/2022 18:49 163 0
GD&TĐ - Việc ban hành một luật riêng cho đội ngũ nhà giáo - thành phần hưởng lương từ ngân sách nhà nước đông nhất, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục - được cho là phù hợp, cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Cần thiết ban hành một luật riêng, điều chỉnh toàn diện về nhà giáo

Chưa bao phủ được toàn diện các vấn đề về nhà giáo

Bà Hồ Thị Minh, Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng trị, Đại biểu Quốc hội khóa XV cho biết: Hiện có gần 200 văn bản quy định trực tiếp và có liên quan đến đội ngũ nhà giáo. Về văn bản luật, có 4 luật trực tiếp quy định các vấn đề về nhà giáo và một số luật có liên quan. Trong đó , 4 luật trực tiếp quy định các vấn đề về nhà giáo bao gồm: Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2019.

Để hướng dẫn thực hiện 4 luật trực tiếp quy định về nhà giáo, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định, các bộ ngành ban hành 10 Thông tư. Bên cạnh đó là hàng trăm văn bản khác quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật liên quan đến nhà giáo.

“Bộ GD&ĐT được giao nhiệm vụ "Nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo" để Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật giai đoạn từ năm 2022-2025. Tôi cho rằng, nhà giáo là công việc đặc biệt, mang tính đặc thù nên cần quy định mang tính đặc thù. Do đó việc xây dựng, ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo hiện nay” - bà Hồ Thị Minh nêu quan điểm.

Có thể thấy, hệ thống các văn bản khá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế những quy định này vẫn chưa bao phủ được toàn diện các vấn đề về đội ngũ. Đơn cử, nhà giáo chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức. Tuy nhiên Luật Viên chức chỉ điều chỉnh đối với những nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập, bỏ qua một lực lượng không nhỏ các đội ngũ công tác ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Bên cạnh đó, các quy định về nhà giáo nằm ở nhiều văn bản khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành nên tính đồng bộ của hệ thống còn bất cập. Riêng về biên chế sự nghiệp giáo dục hiện 3 cơ quan có thẩm quyền quản lý, bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành; trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định danh mục vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc. Sự chồng chéo trong quản lý này là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất cập thừa, thiếu giáo viên nhiều năm qua không được giải quyết triệt để.

Cần thiết ban hành một luật riêng, điều chỉnh toàn diện về nhà giáo - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh họa/ITN

Khẳng định vị trí, vai trò then chốt của nhà giáo

Theo thầy Nguyễn Văn Định, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp, kế thừa truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc, tinh thần hiếu học của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo là động lực quan trọng nhất để phát triển đất nước.

Hệ thống các văn bản về phát triển giáo dục đã được xây dựng khá hoàn chỉnh: Giáo dục luôn chiếm phần quan trọng trong các văn kiện các kỳ đại hội Đảng toàn quốc; Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013; Luật Giáo dục 2019; Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và nhiều văn bản quan trọng khác...

Tuy nhiên,thầy Nguyễn Văn Định cho rằng: Với các nhà giáo, (thành phần hưởng lương từ ngân sách nhà nước đông nhất, những người trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo, quyết định chất lượng giáo dục nước nhà) lại chưa có được một chỗ dựa pháp lý cao nhất, quan trọng nhất. Đó là Luật dành riêng cho số đông này.

Vì thế, việc sớm xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; đồng thời là sự phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Việc ban hành Luật nhà giáo cũng khẳng định vị trí, vai trò then chốt của lực lượng “trồng người”. Ngoài việc nâng cao vị thế cho nhà giáo, Luật sẽ giao trách nhiệm cao hơn cho nhà giáo. Từ đó, các thầy cô giáo sẽ không ngừng nỗ lực để bảo đảm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ quan trọng của mình.

“Nghị quyết Đại hội XIII đã khẳng định mạnh mẽ việc đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên  cho các lĩnh vực quan trọng, then chốt và  lãnh đạo, quản lý. Để sớm có được nguồn lực này, đòi hỏi phải có lực lượng đông đảo nhà giáo giỏi. Việc xây dựng Luật Nhà giáo vào thời điểm này là cần thiết và rất đúng thời điểm” - thầy Nguyễn Văn Định khẳng định.   

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2322 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập455
  • Hôm nay53,399
  • Tháng hiện tại903,745
  • Tổng lượt truy cập49,229,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944