Cảnh giác với “công nghệ gian lận” trong thi cử

Thứ bảy - 23/06/2018 11:07 454 0
GD&TĐ - Kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ diễn ra từ ngày 2 5- 27/6 tới đây. Một trong những mối quan tâm hàng đầu đó là cách phát hiện và ngăn chặn việc thí sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử. Xung quanh vấn đề này, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành – Phó Trưởng phòng An ninh Giáo dục – Đào tạo, Cục A83 (Bộ Công an) đã có những chia sẻ trên Báo Giáo dục & Thời đại.
Cảnh giác với “công nghệ gian lận” trong thi cử

Mới đây, Phòng Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Công an Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan đã phát hiện một người mua 40 bộ thiết bị thu phát tín hiệu với tai nghe siêu nhỏ để bán cho thí sinh có ý định thực hiện hành vi gian lận thi cử. Thiếu tá có chia sẻ gì về việc này?

- Trong những năm vừa qua, Cục A83 và PA83 các địa phương đã phối hợp rất tốt và đã tham mưu với ngành Giáo dục trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, một số đối tượng đã lợi dụng các kỳ thi, trong đó có Kỳ thi THPT quốc gia để sản xuất, mua bán các thiết bị công nghệ cao nhằm cho thuê hoặc bán cho những thí sinh có ý định gian lận trong thi cử.

Các thiết bị hiện nay rất đa dạng, tinh vi. Đặc biệt các đối tượng thường tự chế những thiết bị công nghệ cao để bán hoặc cho học sinh thuê với mục đích sử dụng gian lận trong các kỳ thi, trong đó có Kỳ thi THPT quốc gia và kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh. Vừa rồi, ở các thành phố lớn, công an chúng tôi đã phát hiện một số đối tượng sản xuất cho thuê thiết bị này.

Vì vậy, trước Kỳ thi THPT quốc gia 2018, chúng tôi đã có tham mưu với ngành Giáo dục cần tăng cường tập huấn, nâng cao trách nhiệm của các giám thị trong công tác coi thi để đảm bảo an toàn nghiêm túc trong từng phòng thi.

Vậy các thiết bị đó được nhận diện như thế nào, thưa Thiếu tá?

- Theo ghi nhận của chúng tôi, phương thức phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng các thiết bị thu phát. Chẳng hạn các thiết bị được đeo trong người, các tai nghe siêu nhỏ, thiết bị quay phim, chụp ảnh siêu mini được gắn vào gọng kính, cúc áo, đầu bút… rất khó phát hiện.

Ngoài ra, các đối tượng bán hàng còn chế tạo các loại thiết bị ngụy trang bằng cách: Vỏ thì là máy tính cầm tay theo đúng quy chế nhưng ruột lại là điện thoại thông minh có chức năng chụp, phát tín hiệu ra bên ngoài. Có thể nói, đây là những thủ đoạn rất tinh vi, có thể sẽ bị lợi dụng trong kỳ thi năm nay. Vì thế, giám thị coi thi phải hết sức cảnh giác và kiểm tra nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, trong thực tế việc kiểm tra, phát hiện các thiết bị này không hề đơn giản. Thiếu tá có khuyến nghị gì với các giám thị?

- Việc đầu tiên là, khi giám thị gọi thí sinh vào phòng thi cần quan sát từ tổng thể đến chi tiết, không nên chỉ đối chiếu nhận diện thí sinh qua chứng minh thư và giấy báo dự thi; giữ trật tự phòng thi ở mức cao nhất để có thể nhận biết được các biểu hiện không bình thường của các thí sinh trong phòng thi…

Phòng thi có 24 thí sinh nên việc kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, biểu hiện thái độ của thí sinh không hề khó. Thông thường những em có ý định hoặc đang thực hiện ý đồ gian lận trong thi cử sẽ có biểu hiện không bình thường. Bằng quan sát của mình, giám thị hoàn toàn có thể phát hiện được điều này.

Trong quá trình giám sát phòng thi, giám thị nên kiểm tra kỹ những thiết bị trên mặt bàn của thí sinh. Nắm chắc những loại máy tính nào, thiết bị nào được mang vào phòng thi để từ đó nhắc nhở thí sinh không được mang các thiết bị không nằm trong danh mục được mang vào phòng thi.

Theo Thiếu tá, giám thị cần lưu ý vào thời điểm nào thí sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử?

- Thông thường thời điểm phát đề thi hoặc thời điểm các giám thị đi ký tên vào bài thi là lúc phòng thi có sự mất ổn định, không trật tự. Bên cạnh đó, các thiết bị thu, phát tín hiện rất nhạy nên thí sinh chỉ cần đọc rất nhỏ là có thể phát tín hiệu ra bên ngoài. Vì vậy các thầy cô phải chú ý các thời điểm nhạy cảm này để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phòng thi.

Xin cảm ơn Thiếu tá!

“Giám thị phải kiểm tra được toàn bộ hoạt động trong phòng thi. Trước khi gọi thí sinh vào phòng thi, giám thị phải quán triệt các em bỏ toàn bộ thiết bị công nghệ ra bên ngoài. Quan trọng nhất là, các giám thị cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc Quy chế thi để đảm bảo kỳ thi được diễn ra an toàn và thành công”. Thiếu tá Nguyễn Chí Thành

Tác giả bài viết: Minh Phong (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2197 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập486
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại935,829
  • Tổng lượt truy cập49,261,512
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944