Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục: Nâng cao vị thế giáo dục

Thứ ba - 30/11/2021 06:02 293 0
GD&TĐ - Quan điểm “Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục” được cán bộ quản lý, nhà giáo đồng tình, chia sẻ.
Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục: Nâng cao vị thế  giáo dục

Qua đó, thấy được trách nhiệm, vị thế của ngành Giáo dục trong công tác đào tạo và xây dựng con người, góp phần gìn giữ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.  

LTS: Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần kiên trì chấn hưng văn hóa và phải bắt đầu từ giáo dục. Có thể nói, “chấn hưng văn hóa” là nhiệm vụ to lớn, trọng đại và hướng “chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục” mà Phó Thủ tướng đưa ra là không thể khác; bởi giáo dục là phương tiện đem văn hóa của loài người đến từng cá nhân để biến mỗi cá nhân trở thành con người có văn hóa. Nhằm thu nhận những ý kiến quý báu, giúp trả lời câu hỏi “Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục như thế nào?”, Báo Giáo dục và Thời đại mở diễn đàn, mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ, đóng góp của các nhà giáo dục, văn hóa cũng như chuyên gia, người quan tâm đến lĩnh vực này trong và ngoài nước.

Giáo dục là chìa khóa của mọi thay đổi

Nhà giáo Lê Xuân Bột, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ) bày tỏ đồng tình với quan điểm “Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục” mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Theo nhà giáo Lê Xuân Bột, văn hóa là con người, giáo dục là chìa khóa của tất cả  thay đổi, đào tạo ra những con người có kỹ năng, ước mơ, tính sáng tạo và có niềm tự hào dân tộc là mấu chốt... Giáo dục là con đường duy nhất để đào tạo ra những thế hệ có văn hóa, bao gồm kiến thức, kỹ năng, cũng như kỷ luật. Giáo dục tạo ra văn hóa và cũng giúp truyền bá lại văn hóa một cách liên tục và thống nhất.

Nhà giáo Lê Xuân Bột nhấn mạnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đặc biệt nhấn mạnh vị trí, vai trò của giáo dục đào tạo và xây dựng con người trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Theo đó, “Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh”.

Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục: Nâng cao vị thế  giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Nhà giáo Lê Xuân Bột, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ).

Theo nhà giáo Lê Xuân Bột, trước tiên cần quan tâm đến đạo đức nhà giáo. Đạo đức nhà giáo phải được rèn luyện ngay từ giảng đường đại học. Không phải khi đứng trên bục giảng mới bắt đầu tập cho mình thói quen gương mẫu mà ngay từ khi vừa bước chân vào giảng đường đại học, mỗi sinh viên sư phạm cần phải rèn luyện mình cả tác phong lẫn nghiệp vụ chuyên môn. Có được tiền đề vững chắc, người thầy sẽ đủ tự tin và năng lực để bước vào nhiệm vụ mới hết sức gian nan, khổ ải nhưng cũng đầy vinh quang: Sự nghiệp trồng người.

Để giáo dục - nền tảng quan trọng được vững vàng, các cấp, ngành và xã hội cần quan tâm vào cuộc. Đồng thời với việc chăm lo cơ sở vật chất, sách giáo khoa, đội ngũ giảng dạy và quản lý, cần bắt tay xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, trong ký túc xá hay nhà trọ, ở gia đình, nơi công cộng, góp phần tạo môi trường sư phạm với 6 đặc trưng là: Trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả. Kế tiếp là quan tâm văn hóa trong nhà trường, trong đó có văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp... 

Giáo dục gắn liền với con người và văn hóa

Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục: Nâng cao vị thế  giáo dục - Ảnh minh hoạ 3
Thạc sĩ Lê Hoàng Trung, Phó Trưởng khoa KHXH&NV, Trường ĐH Cửu Long. 

Thạc sĩ Lê Hoàng Trung, Phó Trưởng khoa KHXH&NV, Trường ĐH Cửu Long, chia sẻ giáo dục có nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong số đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là đào tạo ra các thế hệ công dân phát triển toàn diện, trung thành với sự nghiệp cách mạng, có đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để vượt qua những thách thức của thời đại, đưa đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.

Giáo dục còn có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước, vạch đường cho nhân cách. Do vậy, nếu được giáo dục một cách tốt nhất từ trong nhà trường sẽ giúp thế hệ trẻ có định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, nhận thức và thái độ hành vi hợp lý...

Văn hóa thực chất là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1942) khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Như vậy, con người là chủ thể của văn hóa. Con người đã tạo ra văn hóa và cũng chính con người là chủ thể giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Văn hóa là một hiện tượng xã hội, phản ánh năng lực bản chất của con người gồm tư tưởng, đạo đức, lối sống... Văn hóa là kết quả hoạt động của con người, và chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn của con người mới tạo ra văn hóa, đem lại cho văn hóa những giá trị đích thực.

Văn hóa cũng phản ánh trình độ tư duy, trình độ phát triển của xã hội loài người. Quá trình phát triển văn hóa cũng là quá trình vận động tư duy và gắn với sự tiến triển của xã hội loài người. Văn hóa được bảo tồn, phát huy, truyền bá qua giáo dục, giao tiếp, định hướng giá trị những hoạt động văn học, nghệ thuật... Văn hóa gắn liền với quá trình cải tạo thiên nhiên, xã hội, cải tạo con người. Văn hóa thể hiện sức mạnh thích ứng của con người…

Thạc sĩ Lê Hoàng Trung nhấn mạnh: “Giáo dục, phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Giáo dục là phương pháp tốt nhất giúp con người hướng đến những chuẩn mực đạo đức, lối sống văn hóa xã hội của quê hương đất nước. Điều này cho thấy, giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, mà còn là nhiệm vụ của cả gia đình và xã hội...”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập656
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm649
  • Hôm nay100,014
  • Tháng hiện tại1,009,606
  • Tổng lượt truy cập49,335,289
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944