Chia sẻ mô hình giáo dục tư duy mở của New Zealand

Thứ tư - 17/10/2018 11:47 361 0
GD&TĐ - Sáng nay 17/10, tại Hà Nội diễn ra hội thảo “Phát triển giáo dục phổ thông – Kinh nghiệm từ New Zealand” với sự tham dự của gần 100 giáo viên của các trường THPT trên địa bàn thành phố.
Chia sẻ mô hình giáo dục tư duy mở của New Zealand

Hội thảo được Đại sứ quán New Zealand tổ chức tại Hà Nội để giới thiệu cách tiếp cận “Think New – Tư duy mới” và mô hình giáo dục toàn diện đứng đầu thế giới về chỉ số chuẩn bị cho tương lai.

Tham dự hội thảo có bà Wendy Matthews- Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Robbie Pickford- Giám đốc Dự án, Hiệp hội các trường phổ thông New Zealand (SIEBA), ông Phạm Xuân Tiến -Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội và nhiều chuyên gia giáo dục, đại diện các trường THPT tại Hà Nội cùng tham gia chia sẻ.

Tại hội thảo, các thành viên đã tập trung chia sẻ khung chương trình đào tạo kỹ năng cho tương lai, vai trò hiệu quả của giáo viên trong hệ thống giáo dục, tư vấn hướng nghiệp, thúc đẩy đa dạng văn hóa từ đó hỗ trợ học sinh phát triển tầm nhìn toàn cầu.

Phát biểu mở đầu hội thảo, bà Wendy Matthews khẳng định: “Giáo dục là một trong những lĩnh vực trọng tâm của quan hệ hợp tác Việt Nam – New Zealand. Hiện nay ngày càng có nhiều học sinh Việt Nam lựa chọn New Zealand là điểm đến du học và hai nước đã cam kết để hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai”.

Ông Phạm Xuân Tiến cũng đánh giá rất cao chất lượng của nền giáo dục phát triển tại New Zealand. Nhận định Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống giáo dục phổ thông, vậy nên cần thiết phải xây dựng mô hình giáo dục toàn diện đi trước đón đầu.

Chia sẻ mô hình giáo dục tư duy mở của New Zealand - Ảnh minh hoạ 2
Các đại biểu tại hội thảo

Còn bà Robbie Pickford cho biết: Bí quyết thành công của nền giáo dục New Zealand là cách dạy, học và đánh giá lấy kỹ năng tương lai làm trọng tâm, thông qua phương pháp giảng dạy cá nhân hóa theo nhu cầu, năng lực và điều kiện của người học.

Trẻ em ở New Zealand được phát hiện thế mạnh của bản thân ngay từ bậc tiểu học. Thế mạnh đó không nhất thiết phải là các môn văn hóa mà có thể là nghệ thuật, thể thao… Một khi thế mạnh được phát huy, các em sẽ gia tăng sự tự tin và lan tỏa nó sang các môn học khác.

Hội thảo “Phát triển giáo dục phổ thông – Kinh nghiệm từ New Zealand” là hội thảo giáo dục đầu tiên của nước này tại Việt Nam, nằm trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác toàn diện Việt Nam – New Zealand được ký kết trong chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 3 vừa qua.

Dự kiến trong thời gian tới, hai nước sẽ tăng cường giao lưu kết nối du học sinh, tài trợ học bổng chính phủ cho học sinh phổ thông và xúc tiến giao lưu giữa các trường, thành phố, giáo viên và học sinh Việt Nam – New Zealand.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2875 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2198 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập443
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm442
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại945,219
  • Tổng lượt truy cập49,270,902
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944