Chuyên gia, nhà giáo dục bàn giải pháp tạo đột phá về văn hóa học đường

Thứ bảy - 20/11/2021 22:02 322 0
GD&TĐ - Sáng 21/11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo Giáo dục 2021, chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo".
Chuyên gia, nhà giáo dục bàn giải pháp tạo đột phá về văn hóa học đường

Dự hội thảo có ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và một số bộ ngành; các chuyên gia, nhà giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Ngô Thị Minh tham dự hội thảo.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ở nước ta, dù chưa có quy định cụ thể về văn hoá học đường trong các văn bản pháp quy về giáo dục, nhưng tư tưởng về một văn hoá học đường tích cực luôn hiện hữu trong các quan điểm chỉ đạo về giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Từ khoảng hơn chục năm nay, ngành Giáo dục đã hướng tới xây dựng văn hoá học đường thông qua cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” (2006-2007) và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (2008). Và những năm gần đây, ngành Giáo dục đang triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hoá trong trường học.

Những hoạt động ấy đã có tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, xanh, sạch, đẹp; giáo dục ý thức, kỹ năng sống cho học sinh, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học.

Chuyên gia, nhà giáo dục bàn giải pháp tạo đột phá về văn hóa học đường - Ảnh minh hoạ 2
Chủ trì hội thảo (từ trái sang): Ông Trần Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tuy nhiên, môi trường văn hoá, xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực,… sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, lối sống. Dư luận xã hội có nhiều quan ngại về sự xuống cấp của môi trường văn hóa trong trường học.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng kể trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là ở cả cấp độ chính sách lẫn  tổ chức thực hiện, chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến việc xây dựng văn hoá học đường.

“Rất nhiều nhà giáo, nhà khoa học trong hội thảo này đã trăn trở với vấn đề xây dựng văn hóa học đường, nghiên cứu làm rõ nhiều cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng được các chính sách và giải pháp để tạo sự chuyển biến rõ nét là một thách thức rất lớn. Hội thảo năm nay sẽ cố gắng hướng tới những nhiệm vụ quan trọng này” – bà Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ.

Để hội thảo đạt được mục tiêu mong muốn, bà Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị các diễn giả, nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, các đại biểu tập trung chia sẻ, trao đổi và thảo luận để nhận dạng và giải quyết 3 nội dung cơ bản:

Một là, đánh giá, phân tích đúng thực trạng văn hoá học đường, mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Trong đó, quan tâm tới việc phân tích những biểu hiện, nguyên nhân của bệnh thành tích trong nhà trường, vấn đề thiếu trung thực trong dạy học, thi, đánh giá chất lượng giáo dục để xây dựng văn hoá nhà trường theo định hướng “Học thật, thi thật và nhân tài thật”.

Hai là, khuyến nghị chính sách xây dựng văn hoá học đường nhìn từ các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường cũng như trên môi trường mạng.

Ba là, đề xuất giải pháp cụ thể đối với cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các cơ sở giáo dục để có được sự đồng thuận trong nhận thức, sự thống nhất trong hành động; từ đó tạo sự chuyển động mạnh mẽ về văn hoá học đường trong mỗi nhà trường, mỗi thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên.

Chuyên gia, nhà giáo dục bàn giải pháp tạo đột phá về văn hóa học đường - Ảnh minh hoạ 3
 Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Thế hệ trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách cho học sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Xây dựng văn hoá học đường là cơ sở, là nền tảng để đạt mục tiêu đó; góp phần thực hiện sứ mạng, giá trị, mục tiêu giáo dục của nhà trường theo hướng Chân - Thiện - Mỹ. 

Văn hoá học đường chính là vấn đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, những con người có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế.

Đây thực sự là nhiệm vụ cấp bách và rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống, xã hội; trong đó có giáo dục và đào tạo.

Chia sẻ những điều đã làm được và những vấn đề còn tồn tại về văn hóa học đường, ông Trần Thanh Mẫn, yêu cầu trên cơ sở ý kiến đại biểu tại hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền cần xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch về tăng cường hoạt động xây dựng văn hóa học đường, hệ giá trị văn hóa trong trường học đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

Tinh thần của Hội thảo cần được lan tỏa rộng rãi trong các nhà trường, được cụ thể hoá thành các hành động cụ thể để văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện, là nền tảng tư tưởng nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng của học sinh, sinh viên, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách, tạo lập được giá trị bản thân, góp phần tích cực xây dựng và bảo vệ đất nước.

Diễn ra trong buổi sáng, sau khai mạc, hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo" gồm hai phiên.

Trong phiên thứ nhất, các đại biểu trình bày về thực trạng văn hóa học đường từ góc nhìn của các cơ quan quản lý nhà nước; ý kiến của một số chuyên gia trong nước và quốc tế về văn hóa học đường và những chính sách xây dựng, phát triển văn hóa học đường tại Việt Nam.

Tại phiên thứ hai, các đại biểu sẽ thảo luận về 3 nhóm vấn đề quan trọng: Văn hoá học đường nhìn từ các mối quan hệ bên trong nhà trường; văn hoá học đường trong mối quan hệ với các yếu tố tác động bên ngoài nhà trường; văn hoá học đường trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập.

Từ năm 2017, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Hội thảo Giáo dục thường niên. Mục đích của Hội thảo là tạo diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, các nhà giáo, nhà quản lý chia sẻ, trao đổi, thảo luận về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI; làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp cùng với cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện hiệu quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2875 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2198 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập450
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm448
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại943,285
  • Tổng lượt truy cập49,268,968
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944