Đánh giá học sinh tiểu học theo Chương trình mới: Vì sự tiến bộ của học trò

Thứ tư - 09/09/2020 02:01 444 0
GD&TĐ - Bộ GD&ĐTvừa ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học (HS) sinh tiểu học. Thông tư được xây dựng trong bối cảnh từ năm học 2020-2021 Việt Nam triển khai CTGDPT 2018 bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học.
Đánh giá học sinh tiểu học theo Chương trình mới:  Vì sự tiến bộ của học trò

Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh

Mục đích của việc đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của CTGDPT cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh. Từ đó để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Thông tư đánh giá HS đặt ra yêu cầu đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học/hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của CTGDPT cấp tiểu học.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Việc đánh giá sẽ kết hợp giữa đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất.

“Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh”, Thông tư quy định.

Đa dạng các phương pháp đánh giá học sinh

Đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới, HS sẽ được đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi. Những phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Những năng lực cốt lõi học sinh sẽ được đánh giá, gồm năng lực chung là: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực đặc thù là: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.

Đánh giá HS theo CTGDPT mới, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp như: quan sát; vấn đáp; đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh; kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

GV đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học/hoạt động giáo dục của HS, về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học trò.

Việc đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học/hoạt động giáo dục được thực hiện vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học.

GV dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học/hoạt động giáo dục để đánh giá HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, sẽ có bài kiểm tra định kỳ để đánh giá học sinh. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II...

Khắc phục hạn chế trong khen thưởng

Kế thừa việc khen thưởng theo các quy định hiện hành, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT cụ thể hoá việc viết trên giấy khen nhằm khắc phục hạn chế, tiêu cực về việc khen thưởng. Theo đó, vào cuối năm học, Hiệu trưởng tặng Danh hiệu HS xuất sắc hoặc Danh hiệu HS tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những HS thực sự xuất sắc và xứng đáng, được tập thể lớp công nhận.

Cụ thể, danh hiệu HS xuất sắc được trao cho những HS được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc; danh hiệu HS Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những HS được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

Việc khen thưởng đột xuất được áp dụng với HS có thành tích đột xuất trong năm học. HS có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Bên cạnh đó, Thông tư quy định Đánh giá HS tiểu học theo CT GDPT mới bổ sung hình thức “thư khen” trong hoạt động khen thưởng HS…

Hình thức viết trên giấy khen vào cuối năm học được ghi theo danh hiệu đạt được nên tạo thuận lợi cho GV và khắc phục một số hạn chế hiện nay.

“Các quy định trong Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT không làm tăng khối lượng công việc của giáo viên và học sinh. Đồng thời, các nội dung quy định tường minh về phương pháp, kỹ thuật, quy trình đánh giá sẽ giúp giáo viên tiếp cận, triển khai hệ thống, bài bản, khoa học và giảm được thời lượng dành cho việc đánh giá, để tập trung vào quá trình giảng dạy”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - TS. Thái Văn Tài nói.

Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, TS. Thái Văn Tài cho biết: Bộ GD&ĐT nhận thức sâu sắc về các quy định của Thông tư này giữ vai trò quan trọng, đột phá trong quá trình triển khai CTGDPT 2018 và sẽ tác động nhất định tới đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, GV, HS, cha mẹ học sinh. Do đó, quá trình soạn thảo Thông tư được Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm túc, bài bản, đúng quy trình, quy định, đảm bảo tính khoa học và khả thi.

Bộ GD&ĐT đã nhiều lần khảo sát tại các địa phương để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, GV, HS và cha mẹ HS. Bộ GD&ĐT trực tiếp phối hợp với các tổ chức, cá nhân các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, tổng chủ biên, các chủ biên CT GDPT 2018, các nhóm nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan, để tổ chức nhiều hội thảo chuyên sâu, diện rộng nhằm xin ý kiến về từng nội dung liên quan đến quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Sau 2 tháng đăng mạng xin ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận góp ý của 35 Sở GD&ĐT, một số Phòng GD&ĐT, trường tiểu học, nhiều cá nhân là nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục có uy tín.

Cùng với việc tiếp tục tổ chức hội thảo chuyên sâu để xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, các giáo viên trực tiếp giảng dạy, Bộ GDĐT đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện để ban hành Thông tư này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập374
  • Hôm nay44,495
  • Tháng hiện tại894,841
  • Tổng lượt truy cập49,220,524
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944