Đầu tư cho GD-ĐT: Không chỉ là chủ trương mà phải hành động

Thứ ba - 02/02/2021 18:21 264 0
GD&TĐ - Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các đại biểu nêu quan điểm, đầu tư cho GD-ĐT không chỉ là chủ trương, mà phải là hành động, là quốc sách hàng đầu của quốc gia.
Đầu tư cho GD-ĐT: Không chỉ là chủ trương mà phải hành động

Cần đầu tư tốt hơn

Đại biểu Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ: Tuy vẫn còn một số hạn chế nhưng thẳng thắn mà nói, GD-ĐT đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Văn kiện đã đưa ra một số quan điểm, khái niệm mới, trong đó có nội dung liên quan đến hoàn thiện hệ thống quản trị, giáo dục phát triển năng lực, tự chủ đào tạo tại bậc đại học... Bên cạnh những khái niệm, nguyên tắc quản lý, các cơ quan chức năng đã ban hành khung trình độ 8 bậc, bảo đảm liên thông từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Cho rằng việc thực hiện các quan điểm đổi mới trong GD-ĐT đã đạt kết quả bước đầu, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh: Cần khẳng định GD-ĐT không chỉ là chủ trương, mà phải là hành động, là quốc sách hàng đầu của quốc gia; gắn GD-ĐT với khoa học, công nghệ và sáng tạo; đưa ra mục tiêu đào tạo con người Việt Nam trong giai đoạn hội nhập toàn cầu, phát triển khoa học, công nghệ rất mạnh, góp phần thực hiện khát vọng lớn, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Nhắc lại ba đột phá chiến lược mà Đại hội XI, XII của Đảng đã đề ra là thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, ông Phan Thanh Bình cho rằng, đến nay những nội dung đó vẫn còn ý nghĩa và có giá trị lâu dài, nhất là đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chiến lược này sẽ được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn. Trong thời gian tới, vấn đề xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được đặt ra nhiều hơn, đặc biệt là đào tạo con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trên tinh thần đó, ngành Giáo dục cũng cần đổi mới quản trị để bảo đảm chất lượng dạy – học; đồng thời đẩy mạnh cơ chế tự chủ, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Tự chủ đại học phải trở thành động lực để GD-ĐT phát triển. Cùng với đó, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư và đầu tư tốt hơn cho sự nghiệp GD-ĐT.

Đóng góp nhân tài cho đất nước

Khẳng định, từ xưa đến nay Giáo dục vẫn được xác định là quốc sách hàng đầu, đại biểu Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã có bước đổi mới khá rõ. Với giáo dục phổ thông, chúng ta đã và đang đi đúng hướng, với điểm nhấn là triển khai Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trước mắt là đối với lớp 1. Với giáo dục đại học, cơ chế tự chủ đại học đang được triển khai thực hiện mạnh mẽ. Đại biểu Lê Ánh Dương mong muốn, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho GD-ĐT và giáo dục nghề nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum cho rằng, muốn đất nước phát triển, cần xác định con người là yếu tố trọng tâm, quan trọng, điều đó phải được gắn với GD-ĐT. Thời gian qua, quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu đã, đang được cụ thể hóa và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa, dành nhiều nguồn lực và lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hơn nữa cho sự nghiệp trồng người.

“Tại Đại hội lần này, Đảng cũng xác định “mặt trận” GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Nhưng chúng ta cũng cần đổi mới, nhìn nhận sâu sát và thực tiễn hơn nữa, nhằm tiếp tục đổi mới GD-ĐT, góp phần nâng cao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, để ngày càng có nhiều nhân tài đóng góp cho quê hương, đất nước”, đại biểu Nguyễn Văn Hòa nói.

Đại biểu Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những chiến lược đột phá mà Đại hội XIII của Đảng đã xác định. Đất nước đang trong giai đoạn phát triển, do đó chiến lược này càng phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Theo đó, một trong những yếu tố cần quan tâm, chú trọng đầu tiên chính là GD-ĐT. Bởi nếu không tập trung đẩy mạnh sự nghiệp GD-ĐT thì nguồn nhân lực của chúng ta sẽ rất khó để có thể vươn tới tầm quốc tế.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã chú trọng bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài cho đất nước. Đại hội XIII của Đảng xác định, đầu tư xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, là điều rất cần thiết.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập392
  • Hôm nay41,335
  • Tháng hiện tại891,681
  • Tổng lượt truy cập49,217,364
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944