ĐBQH: Cần thống nhất giao ngành Giáo dục chủ trì tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Thứ sáu - 05/04/2019 05:02 351 0

ĐBQH: Cần thống nhất giao ngành Giáo dục chủ trì tuyển dụng, sử dụng giáo viên

GD&TĐ - Phát biểu tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) – chiều nay (5/4), Đại biểu Phan Thái Bình – Đoàn Quảng Nam nêu ý kiến, từ bất cập trong quản lý nhà nước về giáo dục ở các địa phương, cần thống nhất giao cho ngành Giáo dục chủ trì từ khâu tuyển dụng, sử dụng và luân chuyển giáo viên.

Từ việc giám sát ở các địa phương, Đại biểu Phan Thái Bình nhận thấy, thời gian vừa qua, có tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương nhưng chúng ta không điều phối được.

Theo Đại biểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Khi tuyển dụng giáo viên, ngành Nội vụ chủ trì việc này còn ngành Giáo dục chỉ là phối hợp. Thực tế này dẫn đến một số giáo viên hợp đồng dạy rất tốt nhưng không được tuyển dụng. Bởi ngành Giáo dục chỉ sử dụng con người và họ chỉ nhận được người vào làm việc sau khi tuyển dụng xong. Vì thế cần xem lại cơ chế quản lý Nhà nước.

ĐBQH: Cần thống nhất giao ngành Giáo dục chủ trì tuyển dụng, sử dụng giáo viên - Ảnh minh hoạ 2
  Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình 

Ngoài ra theo Đại biểu Bình, việc thừa thiếu giáo viên cục bộ là do vấn đề phân cấp. Hiện nay, Sở GD&ĐT chỉ quản lý bậc THPT còn từ mầm non đến THCS là cấp huyện quản lý. Khi nơi này thừa, nơi kia thiếu không thể điều chuyển được.

Đại biểu đề nghị, vấn đề quản lý Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là tuyển dụng giáo viên nên thống nhất cho ngành Giáo dục. Việc này sẽ khắc phục được những bất cập nêu trên. Chúng ta không lo ngại vượt chỉ tiêu biên chế khi giao cho ngành Giáo dục chủ trì việc này bởi tổng biên chế sẽ do ngành Nội vụ tham mưu cho Chính phủ hoặc UBND tỉnh, huyện.

Chẳng hạn, tổng biên chế giao cho ngành Giáo dục là bao nhiêu thì sẽ thuộc ngành Nội vụ, còn tuyển như thế nào và sử dụng như thế nào thì giao cho ngành Giáo dục. Ngành Giáo dục không được tuyển thừa, vượt chỉ tiêu biên chế được giao.

"Nên thống nhất giao cho ngành Giáo dục chủ trì tuyển dụng và quản lý giáo viên. Chẳng hạn, Bộ GD&ĐT giao cho địa phương quản lý toàn bộ giáo viên của địa phương đó kể cả tuyển dụng, sử dụng và điều chuyển. Nếu ngành Nội vụ chủ trì sẽ không hợp lý và gây khó khăn cho ngành Giáo dục" - Đại biểu Phan Thái Bình.

Tác giả bài viết: Minh Phong (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập441
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm440
  • Hôm nay95,479
  • Tháng hiện tại1,005,071
  • Tổng lượt truy cập49,330,754
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944